Phương Pháp Sơ Cứu Tại Chỗ Cho Người Bị Điện Giật

Mới nhất

Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao. Nhưng cứu như thế nào thì mới an toàn cho bản thân và người bị nạn ?

Phương Pháp Sơ Cứu Tại Chỗ Cho Người Bị Điện GiậtPhương Pháp Sơ Cứu Tại Chỗ Cho Người Bị Điện Giật

Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột do chúng ta không may chạm vào nguồn điện hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện. Khi đó nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật có thể bị bỏng, thậm chí tử vong. Vì vậy, việc sơ cứu nạn ban đầu cho nhân bị điện giật có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân. 

Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm:

1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.

2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.

I. TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI MẠCH ĐIỆN

Nếu thấy có người bị tai nạn điện giật thì phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Để cứu nạn nhân và tránh không bị điện giật, người cứu nạn nhân phải thực hiện, như sau:

1. Trường hợp cắt được mạch điện

Cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm v.v.

Khi cắt điện phải chú ý:

a) Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.

b) Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi xuống.

2. Trường hợp không cắt được mạch điện

Trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng những cách như sau:

a) Nếu là mạch điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô v.v để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ v.v thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.

Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật;

b) Nếu là mạch điện cao áp thì người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có dụng cụ cách điện nói trên thì dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.

 

 

II. CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN SAU KHI ĐÃ TÁCH RA KHỎI MẠCH ĐIỆN

Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thể như sau:

Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

1. Với Nạn Nhân Còn Tỉnh:

+ Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

+ Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

2. Với Nạn Nhân Còn Thở, Tim Đập Yếu

Trường hợp nạn nhân bị điện giật nhưng còn thở bình thường, đặt họ ở tư thế hồi sức và làm nhanh các động tác sau (như hình):

+ Kiểm tra các tổn thương khác (nếu có), đồng thời nới lỏng quần áo nạn nhân và lấy vật dụng (nếu có) khỏi túi quần áo

+ Quỳ 1 bên nạn nhân bị điện giật. Sửa tay nạn nhân vuông góc với bạn. Kéo tay kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài

+ Kéo chân nạn nhân co lên, lòng bàn chân tiếp xúc mặt đất. Giữ tư thế đó là kéo nạn nhân quay vào phía của bạn. Hoàn thành tư thế hồi sức.

+ Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

3. Trường Hợp Nạn Nhân Bất Tỉnh, Không Có Dấu Hiệu Thở:

 

 

- Trường hợp điện giật dẫn đến ngưng thở, ngưng tim, phải tiến hành thủ thuật CPR hồi sức tim phổi như sau:

+ Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng. Kiểm tra mạch, nhịp thở, tuyệt đối không lay nạn nhân.

+ Đặt hai bàn tay chồng lên nhau và đè lên giữa ngực nạn nhân. Ép nén ngực (tối đa 4-5 cm) 30 lần, tốc độ 100 nhịp/phút.

+ Dùng một tay kéo đầu nạn nhân ngửa về sau, đẩy hàm dưới để mở miệng ra. Dùng bàn tay ở trên đầu vừa đè trán, vừa bịt mũi họ bằng ngón trỏ và ngón cái, tay kia banh hàm nạn nhân và mở miệng.

+ Hít đầy lồng ngực, há miệng rộng áp sát miệng nạn nhân, thổi 1 hơi trong khoảng 1 giây, vừa thổi vừa liếc mắt nhìn lồng ngực nạn nhân. Nếu thành công, lồng ngực nạn nhân sẽ phồng lên.

+ Lặp lại mỗi chu kỳ là 30 lần ép, 2 lần thổi hơi. Sau 5 chu kỳ (khoảng 2 phút), kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân 1 lần bằng cách đặt 2 ngón tay lên động mạch cổ. nếu không thấy mạch, tiếp tục 5 chu kỳ kế tiếp. Khi nạn nhân đã tự thở hoặc đã chết thì dừng lại.

Lưu ý, nếu nạn nhân bị bỏng do điện giật, cần sơ cứu như sau: Rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh khoảng 10 phút. Nếu nạn nhân bất tỉnh, cần làm mát vết bỏng bằng vải ướt rồi đặt bệnh nhân ở tư thế hồi sức.

Cuối cùng cần nhớ, bên cạnh việc nắm vững các kỹ năng sơ cấp cứu, chúng ta phải tích cực phòng ngừa điện giật cho mọi thành viên trong gia đình, đặt biệt là trẻ em. Hệ thống điện phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng. Các thiết bị điện phải an toàn, không rò rỉ. Đồ điện gia dụng cũng như ổ điện phải cách ra tầm tay trẻ em.

Ngọc Lan

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.