Hương phụ là vị thuốc được chế từ củ của cây Củ Gấu hay Cỏ Gấu, là một loại thảo dược có vị cay đắng, ngọt, thường dùng để chữa các bệnh phụ nữ cùng với các vị thuốc khác như ích mẫu, ngải cứu, bạch đồng nữ…
Vậy bạn đã biết về những công dụng và cách làm thuốc từ hương phụ chưa ? Hôm nay | thuocthang.com.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vị thuốc này nhé.
1. Tìm hiểu về hương phụ
Hương phụ là vị thuốc được chế từ củ của cây Củ Gấu hay Cỏ Gấu. Tên khoa học là Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói – Cyperacae.
Đây là loài cây cỏ sống lâu năm, thân cao từ 20cm – 60cm, mọc là là mặt đất. Lá cây nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần non ôm lấy thân. Thân có tiết diện hình tam giác, hoa hình tán, màu xám nâu, lưỡng tính, quả bế.
2. Tác dụng của hương phụ
2.1 Thành phần hóa học của cây hương phụ
Cây hương phụ có các thành phần hóa học hết sức phong phú, bao gồm:
B-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Selinatriene, b-Selinene, aCyperone, b-Cyporene, Patchoulenone, a-Rotunol, Cyperol, Isocyperol, Copadiene, Eppoxyguane, Cyperolone, Rotundone, Kobusone, Isokobusone, Glucose, Fructose.
Ngoài ra, hương phụ còn có chất đắng với hệ số 1,333, pectin, tinh bột, chất béo, acid hữu cơ....
2.2 Tác dụng của hương phụ trong Y Học Hiện Đại
Đối với tử cung:
Cây hương phụ có tác dụng gì với tử cung? Chiết xuất cao lỏng hương phụ 5 % được thí nghiệm trên tử cung cô lập chuột lang, thỏ, mèo và chó đều sẽ có tác dụng ức chế co bóp tử cung, đồng thời giảm trương lực thành tử cung. Điều này cũng đã được chứng minh trên tử cung bình thường cũng như tử cung đang trong thời kỳ mang thai. So sánh với Đương quy, tác dụng ức chế co bóp tử cung của Hương phụ sẽ yếu hơn. Thành phần dầu chiết từ Hương phụ có tác dụng tương tự như hormone estrogen, nhưng không quá mãnh liệt
Tác dụng giảm đau:
Dịch chiết bằng cồn từ Hương phụ được thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây ra đau bằng kích thích điện, bằng đường tiêm dưới da với liều 0,5 ml/20 g có tác dụng tăng cao ngưỡng kích thích gây đau.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương:
Tinh dầu Hương phụ, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm phúc mạc với liều lượng 0,03 ml/ chuột, có tác dụng kéo dài thời gian gây ra ngủ của pentobarbital. Trên thỏ thí nghiệm thì tinh dầu Hương phụ tăng cường tác dụng gây mê của scopolamine. Về cơ chế tác dụng, qua thí nghiệm các nhà khoa học nhận thấy Hương phụ ức chế quá trình dẫn truyền các xung thần kinh qua synap của tế bào vùng hải mã và bó tháp, còn đối với dẫn truyền qua sợi trục thần kinh thì không hề có tác dụng ức chế.
Tác dụng của hương phụ trong Y Học Cổ Truyền:
Theo Y Học Cổ Truyền, hương phụ là dược liệu có vị cay đắng, ngọt ít, tính bình. Quy kinh: Kinh Can, Tam tiêu. Công dụng: Làm giảm bực tức, khó chịu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, tiêu đờm,....
Hương phụ dược liệu trị: Đau, chướng bụng dưới, kinh nguyệt không đều, ung nhọt độc sưng đau, ăn uống không ngon, tiêu hóa kém.....
Vị Hương phụ sử dụng các phương pháp sao tẩm khác nhau và có tính năng công dụng không giống nhau.
+ Hương phụ sống (chưa qua chế biến) sẽ có tác dụng giải cảm.
+ Hương phụ sao đen có tác dụng cầm máu ở trong trường hợp rong kinh.
+ Hương phụ tẩm nước muối sao chữa bệnh về huyết.
+ Hương phụ tẩm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) sao, có tác dụng giáng hỏa ở trong chứng bốc nóng.
+ Hương phụ tẩm giấm sao có tác dụng tiêu tích tụ chữa các trường hợp huyết ứ, u bầm.
+ Hương phụ tẩm rượu sao có tác dụng tiêu đờm.
+ Hương phụ tử chế (tẩm muối, đồng tiện, giấm, rượu) được dùng để chữa các chứng bệnh của phụ nữ.
Hương phụ là một vị thuốc được dùng khá phổ biến ở trong Y Học Cổ Truyền, với nhận định: “Nam bất thiểu Trần bì, nữ bất ly Hương phụ” có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu trần bì và chữa bệnh cho nữ giới thì không thể thiếu Hương phụ.
Liều dùng hằng ngày: Từ 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc cao hoặc thuốc viên. Thường dùng để phối hợp với các vị thuốc khác.
3. Một số bài thuốc từ hương phụ
Bài thuốc 1: Điều trị chứng đau sườn ngực, đau bao tử
Chuẩn bị nguyên liệu: 8g hương phu, 10g ô dược và 4g cam thảo
Dùng nguyên liệu trong 1 thang thuốc và dùng hết trong ngày
Bài thuốc 2: Điều trị hàn khí thống
Cho 10g hương phụ và 10g lương khương vào ấm
Sắc uống hết trong ngày
Bài thuốc 3: Điều trị đau ngực sườn
Chuẩn bị: 10g hương phụ và 8g diên hồ sách
Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị, sắc lên và uống hết trong ngày
Bài thuốc 4: Điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Chuẩn bị nguyên liệu: 15g hương phụ, 15g trần bì, 15g ngải điệp, 2 đóa nguyệt quế
Dùng tất cả nguyên liệu sắc lên và uống hết trong ngày
Bài thuốc 5: Điều trị rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon
Chuẩn bị: 6g hương phụ, 3g sa nhân, 5g mộc hương, 6g chỉ thực, 10g hậu phác, 10g bạch truật, 5g hoắc hương, 10g phục linh, 10g bán hạ, 10g trần bì, 10g sinh khương, 3g cam thảo và 5 quả táo.
Dùng tất cả nguyên liệu sắc lên rồi uống hết trong ngày.
Bài thuốc 6: Điều trị trướng bụng
Chuẩn bị: 8g hương phụ và 4g hải tảo
Dùng nguyên liệu nấu với 1 ít rượu rồi lấy nước uống.
Bài thuốc 7: Điều trị sa trực tràng
Trộn đều hương phụ và kinh giới tuệ rồi tán bột.
Mỗi lần dùng lấy 8g hỗn hợp nấu nước rồi uống.
Bài thuốc 8: Điều hòa kinh nguyệt
Chuẩn bị: 9g hương phụ, 20g ích mẫu và 20g đường đỏ
Hương phụ và ích mẫu nấu nước, lọc bỏ bã rồi thêm đường vào uống
Bài thuốc 9: Điều trị kinh không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính
Chuẩn bị: 20g hương phụ, 15g ích mẫu, 10g ngải diệp, 15g nhân traÀN
Nấu cùng 500ml nước cho đến khi còn 150ml thì tắt bếp
Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện.
Còn rất nhiều bài thuốc khác có tận dụng khả năng chữa bệnh của hương phụ được lưu truyền trong dân gian. Bạn có thể tìm hiểu thêm để sử dụng.
4. Lưu ý khi sử dụng
Tuy là thảo dược nhưng cũng không nên dùng hương phụ trong các trường hợp:
+ Người bệnh bị chứng âm hư huyết nhiệt
+ Có dấu hiệu dị ứng khi sử dụng hương phụ hay bất cứ loại thảo dược nào trước đó.
+ Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Hương phụ có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng cũng cần phải thận trọng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Trước khi sử dụng nên tìm hiểu thật kỹ. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là tất cả những chia sẽ về hương phụ, hy vọng rằng với những chia sẽ trân đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hương phụ nhé.
Danh Trường
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…