Bệnh hen suyễn thực chất là một chứng bệnh mang tính dị ứng. Người bị bệnh thường khó thở, thở gấp, các cơn cấp gây co thắt, không thở được…nếu không có thuốc kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Để phòng bệnh, ngoài việc phòng tránh những yếu tố gây dị ứng thì chế độ ăn uống khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh. Vậy, chế độ ăn uống cho người bị bênh hen suyễn như thế nào? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn kham khảo ngay bài viết dưới đây !
Bệnh hen suyễn thực chất là một chứng bệnh mang tính dị ứng. Người bị bệnh thường khó thở, thở gấp, các cơn cấp gây co thắt, không thở được…nếu không có thuốc kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Để phòng bệnh, ngoài việc phòng tránh những yếu tố gây dị ứng thì chế độ ăn uống khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh. Vậy, chế độ ăn uống cho người bị bênh hen suyễn như thế nào? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn kham khảo ngay bài viết dưới đây !
HEN SUYỄN LÀ GÌ?
Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.
AI CÓ KHẢ NĂNG BỊ BỆNH HEN/SUYỄN?
Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen/suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với bệnh nhân hen/suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này. Về nguyên nhân, hiện vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh hen/suyễn nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen/suyễn. Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen/suyễn:
- Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen/suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen/suyễn và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen/suyễn)
- Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HEN SUYỄN
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,... Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn:
Ho, đặc biệt là vào ban đêm: Ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật… ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh…nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Ho kéo dài vào ban đêm là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn
Thở khò khè: Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.
Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.
Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..
Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Trên là các triệu chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, ví dụ:
+ Có hoặc không có xuất hiện đồng thời các dấu hiệu trên.
+ Cơn hen bị gián đoạn ở người này nhưng liên tục ở người khác.
+ Một số người chỉ bị hen khi tập thể dục hoặc thay đổi thời tiết.
NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA CỦA BỆNH HEN SUYỄN (HEN PHẾ QUẢN) LÀ GÌ?
Bệnh hen suyễn kém kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tình trạng này có thể dẫn đến:
+ Mệt mỏi
+ Làm việc kém năng suất hay nghỉ việc
+ Các vấn đề về tâm lý bao gồm stress, lo âu và trầm cảm
+ Nếu bạn cảm thấy bệnh hen suyễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy liên lạc với bác sĩ ngay. Kế hoạch điều trị hen suyễn của bạn có thể cần được xem xét lại để kiểm soát tình trạng này tốt hơn.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh hen suyễn có thể dẫn đến một số biến chứng hô hấp nghiêm trọng, bao gồm:
+ Viêm phổi (nhiễm trùng phổi)
+ Xẹp một phần hay toàn bộ phổi
+ Suy hô hấp, nồng độ oxy trong máu xuống thấp tới mức báo động hay nồng độ cacbon dioxide tăng cao gây nguy hiểm
+ Hen ác tính (cơn suyễn nặng không đáp ứng với điều trị).
Tất cả các biến chứng trên đều đe dọa tính mạng, cần phải được điều trị thích hợp.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN SUYỄN (HEN PHẾ QUẢN)?
Hen suyễn là tình trạng bệnh lý mạn tính không có thuốc chữa khỏi. Mục tiêu của điều trị hen suyễn là để kiểm soát được bệnh. Kiểm soát bệnh hen suyễn tốt sẽ:
+ Ngăn ngừa các triệu chứng mạn tính, chẳng hạn ho và khó thở
+ Giảm nhu cầu dùng các loại thuốc cắt cơn (xem bên dưới)
+ Giúp bạn duy trì tốt chức năng phổi
+ Giúp bạn duy trì mức độ hoạt động bình thường và giấc ngủ ngon suốt đêm
+ Phòng ngừa các cơn hen phải nhập cấp cứu hay phải nhập viện.
Để điều trị bệnh hen suyễn thành công, bạn nên:
+ Thực hiện theo phác độ điều trị bệnh hen suyễn
+ Tránh những thứ có thể khiến bệnh hen suyễn của bạn tệ hơn
+ Dùng thuốc đúng hướng dẫn
+ Theo dõi bệnh;
+ Ghi lại các triệu chứng của bạn
+ Sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh
+ Tái khám bệnh định kỳ.
Bạn cần sử dụng loại thuốc nào để điều trị bệnh hen phế quản?
Bệnh hen suyễn được điều trị bằng hai loại thuốc gồm: thuốc kiểm soát dài hạn và thuốc tác dụng nhanh chóng (thuốc cắt cơn).
Đối với thuốc kiểm soát dài hạn, đa số những người bị hen suyễn đều cần dùng thuốc kiểm soát dài hạn mỗi ngày để giúp ngăn ngừa các triệu chứng. Tác dụng hữu hiệu nhất của thuốc dài hạn là giúp giảm viêm đường hô hấp, phòng tránh các triệu chứng ngay từ giai đoạn chớm phát. Những loại thuốc này gồm có: corticosteroid dạng hít, Cromolyn, Omalizumab (anti-IgE). Nếu bạn mắc bệnh suyễn nặng, bạn có thể phải uống thuốc corticosteroid dạng viên hay dạng lỏng trong một thời gian ngắn để kiểm soát trình trạng bệnh.
Đối với thuốc tác dụng nhanh, tất cả những người bị hen suyễn đều cần dùng thuốc tác dụng nhanh để giúp giảm thiểu các triệu chứng có thể bùng phát. Nhóm đồng vận beta2 có tác dụng nhanh chóng (Albuterol, pirbuterol, levalbuterol hay bitolterol) là lựa chọn đầu tiên. Những loại thuốc khác gồm có ipratropium (chất kháng tiết cholin), prednisone, prednisolone (steroids dạng uống). Bạn nên dùng thuốc tác dụng nhanh khi bạn mới khời phát các triệu chứng hen suyễn. Nếu bạn sử dụng loại thuốc này nhiều hơn 2 ngày 1 tuần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát tình trạng hen suyễn của bạn. Bạn có thể cần phải thay đổi kế hoạch điều trị hen suyễn của bản thân.
Bạn cần được xử lý bệnh hen suyễn trong trường hợp khẩn cấp như thế nào?
Đa số những người bị hen suyễn, kể cả trẻ em, có thể kiểm soát các triệu chứng một cách an toàn bằng cách thực hiện theo các liệu trình điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, có những thời điểm bạn cần phải nhờ đến sự chăm sóc y tế.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
+ Thuốc của bạn không làm giảm triệu chứng cơn hen suyễn
+ Lưu lượng đỉnh của bạn thấp hơn 50% giá trị dự đoán.
Gọi Trung tâm Cấp cứu 115 để được chăm sóc cấp cứu nếu:
+ Bạn khó thở khi đi lại và kể cả khi nói chuyện
+ Môi hay móng tay của bạn tím tái.
NGƯỜI BỆNH HEN SUYỄN NÊN ĂN GÌ?
Nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C (cần được cung cấp đến 2g vitamin C mỗi ngày) như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua…
Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…, và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
Ưu tiên các thực phẩm giàu chất béo omega 3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm, giảm nguy cơ bị khó thở, thở khò khè. Các loại thực phẩm giàu omega 3 là cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt có dầu, còn có thể giúp phòng ngừa chứng hen suyễn di truyền ở trẻ nhỏ.
Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…, và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
NGƯỜI BỆNH HEN SUYỄN NÊN KIÊNG GÌ?
– Trái cây sấy khô: Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn. Nên chú ý đọc các từ như “kali bisulfit” và “sodium sulfite” trên những gói quả sấy khô như quả anh đào hoặc quả mơ, tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.
– Tôm đông lạnh: Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.
– Dưa chuột muối: Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.
– Mứt anh đào ngâm: Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, chẳng hạn như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.
- Một số loại thực phẩm gây dị ứng: Một số loại thực phẩm gây dị ứng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như trứng, cá, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, sữa bò...là thức ăn mà người bị bệnh hen suyễn cần kiêng.
- Rượu bia: Một vài nghiên cứu cho thấy rượu bia có chứa chất sulfite - kẻ thù của những bệnh nhân bị hen suyễn. Một số khác còn cho thấy chất histamin có trong rượu vang là nguyên nhân gây nên tình trạng hắt hơi, chảy nước mắt và thở khò khè khiến cho tình trạng hen suyễn ở bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Hạn chế muối: Hạn chế dùng muối, chỉ nên sử dụng dưới 6g/ngày là điều được các bác sĩ khuyên làm nếu bạn đang cố gắng cải thiện bệnh hen suyễn của mình.
- Kiêng thuốc lá: Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì? Ngoài những thực phẩm không tốt cho người bệnh hen suyễn thì đối tượng này hãy tuyệt đối tránh xa thuốc lá. Hút thuốc khiến cho khí quản co giật và làm cho lượng chất bài tiết tăng lên gây tổn thương thượng bì niêm mạc. Những bệnh nhân này thường có triệu chứng rụng tóc, lông mao, khiến lượng chất nhờn tăng lên. Bên cạnh đó trong khói thuốc lá còn chứa nhiều độc tố như oxit nito, và andehit ...là những yếu tố gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, gây ra viêm nhiễm, ho khạc, nhiều đờm…
- Thịt, cá: Người Nhật cho rằng, khi ăn thịt cá khiến cho lượng axit trong máu tăng cao. Mặt khác cơ thể chưa đủ khả năng chuyển hóa hoàn toàn chất Albumin dị biệt thành Amin sẽ gây nên dị ứng hen suyễn. Đây là lý do người Nhật tin rằng bệnh hen suyễn không nên ăn thịt cá.
NHỮNG THÓI QUEN SINH HOẠT NÀO GIÚP BẠN HẠN CHẾ DIỄN TIẾN BỆNH HEN SUYỄN (HEN PHẾ QUẢN)?
Nếu bị bệnh hen suyễn, bạn sẽ cần sự chăm sóc dài hạn. Điều trị hen suyễn thành công đòi hỏi việc chủ động chăm lo cho sức khỏe bản thân và theo sát kế hoạch điều trị. Kế hoạch này sẽ giúp bạn biết uống thuốc khi nào và như thế nào, đồng thời giúp bạn xác định các chất kích hoạt bệnh hen suyễn và quản lý bệnh tình nếu các triệu chứng hen suyễn trầm trọng hơn.
Để kiểm soát bệnh hen suyễn, bạn nên cùng hợp tác với bác sĩ để quản lý bệnh tình của bạn hay của con bạn. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên (hoặc trường hợp trẻ nhỏ hơn) nên được giáo dục sức khỏe và chủ động quan tâm đến tình trạng bệnh của mình. Điều quan trọng là bạn phải giữ vai trò chủ động trong việc kiểm soát bệnh hen phế quản bằng những hành động như:
+ Hợp tác với bác sĩ để điều trị các tình trạng bệnh lý khác có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát bệnh hen suyễn
+ Tránh những nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn của bạn trầm trọng hơn (các chất kích hoạt bệnh suyễn). Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo duy trì hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực là một phần quan trọng của một lối sống lành mạnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp bạn sống năng động hơn
+ Làm việc với bác sĩ và các nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác để xây dựng và thực hiện kế hoạch điều trị bệnh hen phế quản
+ Tìm hiểu cách dùng các loại thuốc thật chuẩn xác
+ Ghi lại các triệu chứng về bệnh hen suyễn của bạn là một cách giúp theo dõi tiến trình bệnh , giúp bệnh của bạn được kiểm soát tốt
+ Nên tiêm chủng phòng ngừa cúm mỗi năm.
Hoàng Quyên
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!