Cây Nha Đam ( hay còn gọi là Lô Hội, Lưu Hội, Long Thủ, cây dứa tàu ) Từ lâu, nha đam đã được biết đến như là “thần dược” dành cho da của phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng trên da, nó còn được biết đến như là một vị thuốc quý cho sức khỏe.
Nha đam có nguồn gốc từ Bắc Phi. Trong truyền thuyết Ai Cập, nữ hoàng Cléopâtre đã dùng nha đam để có một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros dùng nha đam để chữa vết thương cho binh lính trong những cuộc viễn chinh chiến. Những dòng chữ tượng hình, cho đến hình vẽ lưu lại trên tường ở đền Ai Cập cho thấy cây nha đam được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Cho đến ngày nay Nha Đam đã được chứng minh và khẳng định vai trò, tác dụng cây nha đam trong cuộc sống trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
Nha đam mọc nhiều ở vùng như Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Nha đam chịu hạn hán, khô nóng rất giỏi. Vì vậy nên chúng được trồng rải rác các tỉnh thành ở Việt Nam để làm thuốc hay làm cây cảnh.
Những Thành Phần Hóa Học Của Cây Nha Đam
Chất nhựa trong suốt trong nha đam khi cô đặc lại có màu đen. Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá nha đam, cho thấy một số chất sau.
+ Axít amin (tối thiểu 23 loại), vitamin (gồm có B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E), có chứa một số khoáng tố vi lượng (Na, K, Fe, Ca, P, Cu, Zn, Mn, Mg, Cr).
+ Các Monosaccharid, Polysaccharid như: Cellulose, rhamnose, glucose, aldopentose, xylose, galactose, mannose, arabinose và acemannan, có tác dụng kháng virút, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
+ Prostaglandin và axít béo chưa bão hoà: Axít gama linolenic nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương, giúp mau lên da non.
+ Các Enzym: Có lợi cho hệ tiêu hoá giúp ăn ngon, làm thuốc bổ: Lipaza, oxydaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza….
+ Nhóm chất anthraglycoside Anthraquinon: Có khả năng chống oxy hoá, nhuận trường, giúp giải độc, chống táo bón…
Công Dụng Của Của Cây Nha Đam Trong Điều Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày:
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng.
Bên cạnh đó, nha đam còn giúp tăng cường giải độc cho cơ thể nhờ tăng cường chuyển hóa tại gan, thận; giúp loại trừ độc tố cho tế bào. Khi sử dụng nha đam, người dùng có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp đẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột ra ngoài.
Trong y học cổ truyển, có rất nhiều phương thuốc trị đau dạ dày dứt điểm cực đơn giản, trong đó phải kể đến các bài thuốc từ cây nha đam bởi các công dụng như kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày.
Bệnh đau dạ dày hoặc bệnh viêm hang vị dạ dày không còn là cụm từ xa lạ với người dân Việt Nam. Do lối sống và tập tục ăn uống nên có khoảng 70% người Việt Nam bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là bệnh đau dạ dày, viêm hang vị hoặc viêm đại tràng.
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.
Cách Sử Dụng Cây Nha Đam Để Chữa Viêm Loét Dạ Dày
Cách 1:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cách dùng:
Cách 2: Uống nhựa tươi lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn giúp làm lành vết viêm loét dạ dày.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Nha Đam Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày
Ngoài các công dụng chữa bệnh của nha đam và đặc biệt trong chữa viêm loét dạ dày, Thì người bệnh cần phải cân nhắc thật kỹ do cây nha đam có khả năng tẩy mạnh, và cũng có rất nhiều tác dụng phụ khi dùng quá liều lượng hay sử dụng sai cách với một số trường hợp bệnh như sau :
– Nước ép nha đam có chứa một chất gọi là anthraquinone (thuốc nhuận tràng), có thể gây tiêu chảy nếu được thực hiện với số lượng lớn. Tiêu chảy nặng có thể gây đau, chuột rút và mất nước.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước ép trái cây nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang trải qua một điều trị y tế hoặc dùng thuốc theo quy định, do có thể gây ra các phản ứng bất lợi khi tiêu thụ cùng với vài loại thuốc. Anthraquinone có trong nha đam thậm chí có thể ức chế sự hấp thu của một số thuốc trong cơ thể. Nước ép nha đam cũng phản ứng với các loại thảo mộc như dầu thầu dầu, rễ đại hoàng và rễ vỏ cây, gây mất nước và tiêu chảy. Hạt Methi và tỏi không tiêu hóa tốt với nước ép nha đam; nó có thể làm giảm lượng đường trong máu và nồng độ kali trong cơ thể.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có chứa anthraquinon có thể dẫn đến tiêu chảy. Nó cũng được coi là không an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi.
– Những người bị hội chứng ruột kích thích và vấn đề tiêu hóa không nên uống nước ép nha đam.
– Tiêu thụ nước ép nha đam có thể làm cơ thể sản xuất quá nhiều lượng adrenaline gây hại cho những người bị bệnh tim. Nó cũng có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể, gây rối loạn nhịp tim, suy nhược cơ bắp. Do đó, nó không được khuyến cáo cho trẻ em và người cao tuổi.
– Uống nước ép nha đam nhiều trong hơn một năm có thể gây pseudomelanosis coli, một điều kiện làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
– Nước ép nha đam giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách giảm insulin trong cơ thể. Vì vậy, những người đang điều trị hạ đường huyết hoặc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ nước ép nha đam.
– Sử dụng quá liều nước ép nha đam có thể gây ra máu tích tụ trong xương chậu, dẫn đến tổn thương thận.
Mrs Ngọc Nguyễn