Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Vôi Hóa Xương Khớp

Mới nhất
Vôi hóa xương khớp nói chung và vôi hóa xương nói riêng là một dạng bệnh lý của việc xương khớp bị thoái hóa. Bệnh vôi hóa xương khớp thường do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng xấu đến tinh thần cũng như chất lượng làm việc do bệnh thường gây đau đớn và mệt mỏi.
Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Vôi Hóa Xương KhớpCách Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Vôi Hóa Xương Khớp

Việc điều trị bệnh vôi hóa xương khớp cũng là một vấn đề khá nan giải đòi hỏi phải điều trị đùng bài thuốc, đúng cách và kiên trì. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan nhất về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả nhất.

NGUYÊN NHÂN BỆNH VÔI HÓA XƯƠNG KHỚP

Vôi hóa xương là tình trạng xương bị vôi hóa, cốt hóa. Đây cũng là một dạng bệnh lý của thoái hóa xương. Hiện nay, nguyên nhân vì sao xương bị vôi hóa là chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể là do những nguyên nhân chính sau:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên

Ở người trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Khi con người già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysaccaride, làm cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi. Những người mắc bệnh thoái hóa hóa khớp sẽ liên tục tăng nhanh sau tuổi 30 và tăng mạnh ở tuổi 65.

  • Bẩm sinh

Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp và cột sống làm một số khớp phải chịu áp lực quá tải, lâu dài gây ra thoái hóa.

  • Di truyền

Người có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu. Nếu như trong gia đình có người bị bệnh thoái hóa khớp sớm thì rất dễ những người con cháu sau này cũng sẽ bị nếu không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.

  • Các biến dạng thứ phát

 

 

Sau các tổn thương do các bệnh lý xương khớp khác, các chấn thương do tai nạn, nghề nghiệp, loạn sản, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống…

  • Sự tăng áp lực lên xương khớp

Do tăng cân quá mức như béo phì, tăng tải trọng do nghề nghiệp…

  • Nội tiết

Thiếu hormon ở nữ chính là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thoái hóa khớp. Các rối loạn hormon trong thời kì mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết… làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

TRIỆU CHỨNG BỆNH VÔI HÓA XƯƠNG KHỚP

- Đau nhức thường xuyên: Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và có khi thành cơn đau cấp khi vận động ở tư thế bất lợi. Thường đau nhiều vào buổi chiều và khi co duỗi các khớp, giảm đau về đêm và sáng sớm, những lúc nghỉ ngơi. Khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường sẽ giảm sau một vài phút vận động.

- Sưng các cơ xung quanh khớp: Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó vận động. Các triệu chứng này thường rất đa dạng, diễn biến thất thường và không có nguyên nhân cụ thể. Khi thời tiết thay đổi, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi thời tiết ẩm đi kèm với giảm áp suất không khí giảm.

MỘT SỐ LOẠI BỆNH VÔI HÓA XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP

- Thoái hóa khớp gối: Khớp gối là khớp có lượng vận động lớn, thực hiện nhiều chức năng trong việc nâng đỡ cơ thể, điều khiển các cử động đi, đứng, gập, duỗi… do đó đây là khớp rất dễ bị tổn thương và dễ bị thoái hóa. Đặc biệt với những người thường xuyên đứng hoặc vận động khớp gối sẽ dễ dàng bị thoái hóa khớp gối hơn. Người bệnh bị thoái hóa khớp gối sẽ đi lại, hoạt động rất khó khăn. Đau khi đứng lên ngồi xuống, khi leo cầu thang. Khớp gối có thể bị sưng lên do bị tràn dịch khớp, và nặng hơn có thể bị biến dạng, teo ổ khớp…

- Thoái hóa khớp háng:Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Ở thể nhẹ, thoái hóa khớp háng bắt đầu bằng những cơn đau sâu vùng đùi háng. Khi chuyển nặng, cơn đau có thể lan xuống đầu gối và toàn bộ chân.

 

 

- Thoái hóa khớp ngón và bàn tay:Đây là chứng bệnh gây khó khăn trong việc cầm nắm và các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và các khớp ngón tay. Các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó, các khớp ngón tay có thể hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề và cong nhẹ.

- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đây là một trong những chứng thoái hóa thường gặp nhất. Cột sống là trụ đỡ của toàn bộ cơ thể, vì vậy nếu không có cơ chế nghỉ ngơi hợp lý sẽ rất dễ thoái hóa. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy và thường diễn ra trong 30 phút. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần nhưng âm ỉ kéo dài cả ngày và thỉnh thoảng sẽ tăng lên khi người bệnh làm việc nhiều. Đôi khi bệnh ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân.

- Thoái hóa đốt sống cổ: Cột sống cổ là nơi nâng đỡ toàn bộ phần đầu, các đốt sống cổ hoạt động rất nhiều hàng ngày nên rất dễ bị thoái hóa. Biểu hiện của bệnh là cổ bị cứng, khó xoay chuyển kèm theo là đau cổ gáy rồi đau lan dần xuống vai và cánh tay, thỉnh thoảng có các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân…

- Thoái hóa khớp bàn chân và cổ chân: Thoái hóa khớp ở bàn chân thường tác động vào gốc của ngón cái, có thể làm ngón này bị cứng lại hoặc cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.

- Thoái hóa khớp gót chân: Bệnh nhân có cảm giác thốn ở gót vào buổi sáng mới ngủ dậy, khi đi những bước đầu tiên, sau vài chục mét thì giảm đau và đi đứng bình thường.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÔI HÓA XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Vôi hóa xương là bệnh không thể được điều trị triệt để, các phương pháp điều trị chủ yếu là giúp giảm đau.

Nếu xương bị vôi hóa là do chấn thương, người bệnh cần được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp tập luyện. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được áp dụng nhằm phục hồi chức năng của xương khớp, tuy nhiên phương pháp này cũng góp phần làm tình trạng cốt hóa xương tiếp tục diễn ra.

Đối với trường hợp xương bị vôi hóa là do thoái hóa theo tuổi tác, việc điều trị bao gồm có sử dụng thuốc hoặc không là tùy vào bệnh đã chèn ép thần kinh và khiến người bệnh đau nhiều hay chưa.

Điều trị vôi hóa xương không dùng thuốc gồm các phương pháp:

+ Tập thể thao, vận động để quá trình thoái hoá xương khớp diễn ra chậm hơn, đồng thời làm giãn các gân cơ bị vôi hóa gây đau.

 

 

+ Chiếu đèn hoặc tia hồng ngoại vào những vùng bị vôi hóa để giúp giảm đau.

Điều trị vôi hóa xương dùng thuốc chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng giúp giảm đau, tuy nhiên chỉ áp dụng khi tình trạng vôi hóa khiến người bệnh bị đau nhiều và việc điều trị không dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Trong dùng thuốc giảm đau, người bệnh cần đặc biệt lưu ý không lạm dụng vì các loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến dạ dày.

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN ĂN KHI BỊ VÔI HÓA XƯƠNG KHỚP

-Thức ăn chứa nhiều can xi như sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,... đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất.

-Các loại thủy sản như tôm, cua, các loại cá nhỏ nguyên xương (chứa nhiều canxi)

-Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương.

Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu phụ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

-Các loại hoa quả như: ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm đặc biệt tốt cho người bị vôi hóa xương khớp (gai xương khớp).

-Các loại rau củ như cả rốt, củ dền, bí đỏ giàu vitamin A, vitamin E giúp bảo vệ bao khớp, đầu xương. Ngoài ra người bị vôi hóa xương khớp nên ăn nhiều cà chua vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.

-Các loại rau xanh như: súp lơ xanh, bông cải xanh chứa nhiều vitamin K, C, giúp xương chắc khỏe.

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KHI BỊ VÔI HÓA XƯƠNG KHỚP

 

 

-Đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu

-Chất kích thích

-Đồ uống có ga, có cồn như: bia, rượu, thuốc lá,...

-Các loại thịt màu đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn chua, chứa nhiều muối.

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì những người bị vôi hóa xương khớp (gai xương khớp) cần chú ý tập luyện thích hợp giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

Thường thì những người bị vôi hóa xương khớp, gai xương khớp thường sợ cử động vì càng cử động lại càng đau. Nhưng đó là một sai lầm bởi việc không vận động sẽ làm cho các khớp bị tê cứng, bệnh càng nặng hơn. Do đó khi bị vôi hóa xương khớp người bệnh cần vận động nhẹ nhàng phù hợp để khớp được hô hấp, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ dịch khớp. Tuy nhiên cũng không nên vận động quá mạnh gây đau đớn và dễ chấn thương các khớp.

Khi trời trở lạnh, cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất… Hạn chế chân, tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng/ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau).

Một số môn thể thao thích hợp cho người bị vôi hóa xương khớp (gai xương khớp): bơi lội, đi bộ, khiêu vũ, yoya,...

NHỮNG CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH VÔI HÓA XƯƠNG KHỚP

- Chế độ ăn uống hợp lý: Tránh ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ. Nên tăng cường các thực phẩm xanh, chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Những bệnh nhân bị vôi hóa xương khớp nê tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, thái cực quyền,…

- Tăng cường các loại thực phẩm: có chứa chất kháng viêm cũng có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị như lá diếp cá, củ nghệ vàng.

- Tránh căng thẳng stress có thể khiến cho bệnh tình nặng hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh vôi hóa xương khớp. Hy vọng những kiến thức này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có thêm kiến thức trong việc phòng và điều trị bệnh nhanh khỏi nhất.

Hoàng Quyên

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.