Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Nhất

Mới nhất

Viêm tai giữa thường là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai giữa. Viêm tai giữa thường gây đau do viêm và tích tụ dịch ở tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa: Cấp, bán cấp, mãn tính. Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong độ tuổi từ sơ sinh tới 3 tuổi, Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm. Do đó, cha mẹ hãy cùng Thuocthang.com.vn trang bị thêm những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa qua bài viết dưới đây, để có cách xử trí kịp thời khi trẻ mắc bệnh.

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả NhấtCách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Hiệu Quả Nhất

 

Viêm tai giữa thường là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai giữa. Viêm tai giữa thường gây đau do viêm và tích tụ dịch ở tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa: Cấp, bán cấp, mãn tính. Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong độ tuổi từ sơ sinh tới 3 tuổi, Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm. Do đó, cha mẹ hãy cùng Thuocthang.com.vn trang bị thêm những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa qua bài viết dưới đây, để có cách xử trí kịp thời khi trẻ mắc bệnh.

VIÊM TAI GIỮA LÀ BỆNH GÌ?

Tai được chia làm ba phần bao gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong tai có một ống nối tai giữa với cổ họng, được gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Vòi nhĩ đảm nhận ba chức năng quan trọng:

+ Thông hơi giúp giữ áp suất không khí ở tai giữa luôn cân bằng với áp suất không khí bên ngoài. Điều này lý giải vì sao khi bị viêm tai trẻ thường mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên…

+ Bảo vệ tai giữa khỏi áp lực âm thanh và ngăn chặn sự xâm nhập của dịch từ mũi, họng chảy vào tai giữa.

+ Giúp tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

Khi mủ hoặc chất lỏng tích tụ trong ống tai phía sau màng nhĩ sẽ gây đau đớn cho trẻ và dẫn đến nguy cơ bị điếc nhẹ, bệnh này đòi hỏi cha mẹ phải chú ý thật kỹ đến trẻ. Nếu bé bị ho hoặc sổ mũi rồi đột nhiên bị sốt từ 3 – 5 ngày rất có thể bé đã bị bệnh viêm. Nếu bị nhiễm trùng bé có thể bứt rứt ở tai và hay ngoáy tai. Nếu đang chập chững tập đi, bé có thể mất thăng bằng và trở nên vụng về hơn bình thường khi mắc căn bệnh này. Khi bị bệnh bé có thể cảm thấy đau khi bú hay ăn dặm. Khi cho trẻ bú, bé thường quay mặt đi hay dứt miệng ra khỏi núm vú dù bú bình hay bú sữa mẹ.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ VIÊM TAI GIỮA?

 

  • Tác Nhân Gây Bệnh

+ Phế cầu

+ Hemophilusinfluenzae (HI)

+ Liên cầu khuẩn nhóm A

+ Tụ cầu vàng

+ Virus hợp bào hô hấp

  • Yếu Tố Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh

+ Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm

+ Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang

+ Dị ứng: Do cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh: Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở cho phép chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được. Hậu quả là vi khuẩn hoặc dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. + Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc.

+ Bất thường sọ mặt: Khe hở vòm, hội chứng Down

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM

 

 

Các triệu chứng thực thể của viêm tai giữa cấp bao gồm màng nhĩ phồng hoặc không di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai (không liên quan đến viêm ống tai ngoài).

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

- Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 - 40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật.

- Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

- Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

+ Các em bé có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy và nôn đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.

- Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

+ Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

+ Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

+ Không kêu đau tai nữa.

Thực ra lúc này bệnh không thuyên giảm mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với dấu hiệu rất quan trọng là chảy mủ tai.

Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.

CÁCH CHỮA VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM

 

 

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em đều có thể tự khỏi trong ba hoặc bốn ngày ngay cả khi có hoặc không có dùng kháng sinh. Nếu em bé không khỏe và tình trạng nhiễm trùng không phải là do virus gây ra, bác sĩ có thể cho thuốc kháng sinh. Tốt hơn, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nếu:

+ Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi

+ Các triệu chứng nhiễm trùng nặng lên sau 24 giờ

+ Bé đang tỏ ra rất đau

+ Có dịch chảy ra từ tai của bé

+ Cả hai tai của trẻ đều bị nhiễm trùng.

  • Dùng Thuốc Theo Chỉ Định Của Bác Sỹ

+ Khi trẻ bị sốt, ba mẹ nên: chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi. Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt >38.5 độ C theo chỉ định của bác sĩ.

+ Hầu hết các bệnh viêm tai từ nhẹ đến vừa sẽ hoàn toàn khỏi mà không cần điều trị kháng sinh. Chính vì vậy mà Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ khuyến cáo các bác sĩ phương pháp tiếp cận bệnh là “Quan sát và Chờ”.

+ Quan sát ở đây có nghĩa là tập trung vào những biểu hiện của bé, xem bé có bị đau hơn không. Còn Chờ có nghĩa là bác sĩ sẽ không sử dụng kháng sinh ngay cho bé, ngay cả khi đã xác định được vùng tai giữa của bé có ứ dịch. Sau 2-3 ngày mà bệnh của bé không tiến triển, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng kháng sinh cho bé.

  • Cho Bé Bú Sữa Mẹ Thường Xuyên Hơn

Bạn hãy cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn và thường xuyên hơn để tránh mất nước do sốt. Nếu bé đang bú sữa ngoài hoặc ăn dặm, các mẹ nên cho bé uống thêm nước. Ngoài ra, bạn nên dùng một chiếc gối mềm kê đầu cho bé khi bé ngủ nhằm hạn chế dịch từ họng tràn vào vòi nhĩ.

  • Tiểu Phẫu Lấy Keo Tai

Khi tai lấp đầy bởi chất lỏng dày, keo tai có thể hình thành. Nếu kháng sinh không thể làm sạch mủ, một cuộc tiểu phẫu là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ khoét một lỗ nhỏ, đưa một ống gọi là grommet vào tai để giúp hút chất lỏng. Trong một số trường hợp, trẻ cần phải được tiêm kháng sinh mạnh. Keo tai sẽ ít dần khi trẻ lớn lên.

  • Lấy Ráy Tai

 

 

Đôi khi, tai có bị lấp đầy bởi ráy tai, làm suy giảm thính giác của trẻ. Bác sĩ có thể sử dụng một ống tiêm để nhẹ nhàng lấp đầy ống tai bằng nước ấm và lấy ráy tai ra ngoài.

TRẺ EM BỊ VIÊM TAI GIỮA KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ?

Bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? Bố mẹ hãy cùng tham khảo chế độ dinh dưỡng nhé.

Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì?

- Đồ ăn gây dị ứng: Đồ ăn dị ứng được xem là một trong những thủ phạm khiến cho bệnh viêm tai giữa ngày càng trở lên nặng hơn. Trong một số nghiên cứu cho thấy những bé hay bị dị ứng thực phẩm thì tỉ lệ viêm tai giữa sẽ cao hơn những bé bình thường. Do vậy mà khi bị viêm tai giữa, bố mẹ nên loại bỏ hẳn những loại thực phẩm dị ứng ra khỏi các bữa ăn của con để tình trạng của trẻ cải thiện hơn.

Bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đó là những thực phẩm như: trứng, lúa mì, sữa đậu nành…có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.

- Thực phẩm có nhiều đường: Khi những thực phẩm có nhiều đường đi vào trong cơ thể có thể gây ức chế hệ miễn dịch đồng thời làm giảm sức đề kháng với vi khuẩn, virut. Do vậy có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh và tình trạng bệnh có thể bị nặng hơn. Do vậy việc giảm đường trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ có khả năng làm tăng hệ thống miễn dịch và lâu khỏi.

Bố mẹ nên kiêng ăn cho trẻ những loại thực phẩm như bánh kẹo, kem, nước ngọt…

Đồ ăn gây viêm: Khi bị viêm hoặc mưng mủ thì trẻ cần kiêng một số loại thực phẩm có thể gây kích thích như đồ nếp, hải sản, tôm cua…Những loại thực phẩm này có thể khiến biểu hiện sưng tấy ở tai sẽ nặng hơn và lâu khỏi hơn.

- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đối với những thức ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh sẽ rất có hại cho sức khỏe và tình trạng viêm tai của trẻ, lâu hồi phục hơn. Do vậy bố mẹ nên kiêng cho trẻ ăn những món ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, …

Đối với trẻ vẫn còn bú mẹ thì con bị viêm tai giữa mẹ nên kiêng ăn gì? Ở trường hợp trẻ chưa ăn dặm thì mẹ cũng cần phải lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé cú với tần suất cao hơn bởi trong sữa có chứa rất nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ đồng thời mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ bú nằm vì rất dễ để sữa rây vào tai trẻ khiến bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Thực Phẩm Tốt Cho Bệnh Viêm Tai Giữa Ở Trẻ

 

 

Bên cạnh một số thực phẩm cần kiêng thì bị viêm tai giữa nên ăn gì cũng là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Với có một số thực phẩm sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho việc lành bệnh.

- Chế độ ăn nhiều chất xơ: Bữa ăn của trẻ bị viêm tai giữa nên tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả. Không chỉ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng cải thiện mà chất xơ khi đi vào cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ù tai. Do vậy bố mẹ cần cung cấp nhiều rau muống, rau cải, rau dền …trong bữa ăn của trẻ hơn.

- Thực phẩm chứa nhiều Omega 3 và I-ốt: Theo nghiên cứu Omega 3 và I-ốt là 2 chất rất tốt cho sức đề kháng của trẻ, do vậy việc bổ sung những thực phẩm chứa nhiều 2 chất này trong bữa ăn như rong biển, hàu, cá, sò… sẽ giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh, đẩy lùi những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

- Thức ăn có nhiều vitamin C: 

Vitamin C là một trong những chất giúp cải thiện tốt tình trạng bị viêm nhiễm và phục hồi vết thương mau lành. Những thực phẩm giàu vitamin C là hoa quả, súp lơ… cần được cung cấp trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Bên cạnh đó để bệnh được cải thiện hơn thì bố mẹ cần duy trì vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá, khói bụi…Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau vài ngày thì cần đưa trẻ đi thăm khám ngay để xác định nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

CÁCH NGĂN NGỪA VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng cách:

+ Hạn chế cho con bạn tiếp xúc với những đứa trẻ mắc bệnh cảm lạnh.

+ Cho bé bú mẹ: Sữa mẹ giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé. Bạn không nên cho con bú bình vì khi bạn dốc bình, sữa có thể chạy vào ống Eustachian và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

+ Nếu con bú sữa công thức: Bạn hãy cho bé bú ở tư thế ngồi và nhớ giúp bé ợ hơi sau khi bú.

+ Nếu bé ở độ tuổi ăm dặm, bạn nên cho con ngồi để ăn thay vì cho bé nằm hoặc ôm bé trong lòng.

+ Đừng cho bé ngậm vú giả. Nếu thật sự cần dùng, hãy chú ý thời gian không cho bé ngậm quá lâu.

+ Không hút thuốc hoặc không cho phép bất cứ ai hút thuốc lá xung quanh bé, không đưa bé đến nơi có khói thuốc.

+ Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm hay chưa. Việc tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở một số trẻ em.

+ Bạn hãy cố gắng không để bé phải đi nhà trẻ khi dưới 1 tuổi. Việc đi nhà trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị ho, khóc nhiều, bị cảm thường xuyên hơn, dễ dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em.

Trên đây là một vài bí quyết phòng bệnh và chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa giúp bạn biết cách chăm con tốt hơn khi con bệnh. Đồng thời giúp các bà mẹ khác biết cách phòng bệnh cho trẻ tốt hơn!

Nguyễn Ngọc

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.