Mang thai là điều thiêng liêng nhất đối với người phụ nữ. Tùy theo thể trạng của người mẹ mà quá trình phát triển của thai nhi sẽ có một tốc độ riêng biệt. Qua thời gian 9 tháng 10 ngày, thai nhi trong bụng mẹ bầu được sinh ra khẻo mạnh và kháu khỉnh. Để hiểu rõ hơn quá trình phát triển của thai nhi, Mời Các Ba Mẹ hãy cùng Thuocthang.com.vn tham khảo một số thông tin bổ ích dưới đây nhé.
Sau khi quan hệ tình dục, tinh trùng của người nam kết hợp với trứng của người nữ và thụ thai trong vòng 12 – 24h. Quá trình thụ thai bắt đầu diễn ra và ngày càng phức tạp để tạo thành 1 cá thể riêng biệt. Sau khi tinh trùng gặp trứng và di chuyển vào trong buồng tử cung. Tại đây hợp tử nuôi dưỡng và bám vào thành tử cung phát triển thành bào thai khỏe mạnh.
Tuần thứ 3: Làm tổ
Sau khi thụ thai thành công, hợp tử nép mình dưới lớp niêm mạc tử cung. Phôi năng là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng, là 1 quả bóng siêu nhỏ chứa đến hàng trăm hàng tế bào được nhân lên với tốc độ rất nhanh. Tại đây, phôi nang bắt đầu sản xuất hormone hCG. Nhờ tác động của hormone này, buồng trứng sẽ ngừng kích thích rụng trứng.
Tuần thứ 4
Theo thời gian, phôi nang sẽ trở thành phôi thai. 4 tuần đầu của thai kỳ cũng là lúc chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện nhưng phôi nang chính thức thành phôi thai nên tạm ngưng kinh nguyệt trong thời gian sắp tới. Chính lúc này, mẹ bầu nên dùng que thử thai tại nhà để xác định chính xác tỷ lệ mang thai. Lúc này, thai nhi của bạn chỉ bằng 1 hạt dưa hấu.
Tuần thứ 5
Đến tuần thứ 5 của thai kỳ, hình dạng bào thi giống như cong nòng nọc. Giai đoạn này tuần hoàn của bế đang bắt đầu hình thành và phát triển với 1 trái tim nhỏ bé.
Tuần thứ 6
Lúc này, hình dạng mũi, miệng và tai của thai nhi bắt đầu có hình dạng cụ thể của con người. Bộ phận ruột và não cũng bắt đầu phát triển. Lúc này thai nhi của bạn bằng 1 hạy đậu rồi nhé.
Tuần thứ 7
Lúc này, bạn sẽ biết chính xác thai nhi đã có tim thai hoàn toàn và di chuyển vào bên trong túi thai. Đôi bàn tay, bàn chân bé xíu của con được hình thành những thực sự chưa hoàn chỉnh, cần có nhiều thời gian để chúng phát triển hơn. Lúc này, con yêu của bạn bằng 1 quả việt quất rồi.
Tuần thứ 8
Thời gian này, con yêu bắt đầu di chuyển vòng vòng trong túi thai nhưng cử động này mẹ bầu chưa thể cảm nhận được. Các tế bào thần kinh của con yêu cũng bắt đầu phân nhánh và phát triển thành các hệ thần kinh nguyên thủy. Bên cạnh đó, ống hô hấp được hình thành nối dài từ họng đến lá phổi.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 1.6cm và cân nặng là 1gr nhé.
Tuần thứ 9
Về cơ bản, hình dạng của con được hình thành gần như đầy đủ. Thậm chí, phần lỗ tai của con cũng dần phát triển. Lúc này đuôi của bào thai đã biến mất hoàn toàn. Trông bạn nhỏ thật đáng yêu làm sao phải không nào? Lúc này cũng chính là lúc mẹ bầu tăng cân nhẹ.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 2.3cm và cân nặng là 2gr nhé.
Tuần thứ 10
Lúc này con yêu của bạn đã hoàn thành phần quan trọng của quá trình phát triển về thần kinh, bộ não,… Giai đoạn này những chi tiết nhỏ của cơ thể bé yêu bắt đầu hình thành như da, móng tay, móng chân.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 3.1cm và cân nặng là 3gr nhé.
Tuần thứ 11
Con yêu của bạn gần như phát triển hoàn thiện. Lúc này mẹ vẫn chưa có thể cảm nhận được những cử động của con yêu trong bụng. Nhưng thực tế, bạn nhỏ có thể đá chân, co người, thậm chí còn bị nấc. Tại thời điểm này, con bạn có kích thước bằng 1 quả sung rồi đấy.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 4.1cm và cân nặng là 7gr nhé.
Tuần thứ 12
Trong tuần này, con yêu của bạn bắt đầu có những cử động gấp duỗi từ tay, chân cho đến động tác mút tay. Lúc này mẹ bầu có thể đặt tay vào bụng và cảm nhận cảm giác tuyệt vời này nhé. Con yêu của bạn lúc này lớn bằng quả chanh rồi nhé.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 5.4cm và cân nặng là 14gr nhé.
Tuần thứ 13
Tuần này là thời gian cuối cùng của thời kỳ đầu của thai kỳ. Những ngón tay, chân nhỏ xíu của con bắt đầu có vân tay. Các tĩnh mạch và cơ quan nội tạng có thể nhìn thấy rõ qua da. Thời điểm này, mẹ có thể áp dụng các siêu âm để nhận biết chính xác con yêu là trai hay gái nhé.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 4.4cm và cân nặng là 23gr nhé.
Tuần thứ 14
Lúc này não của thai nhi gần như hoàn thiện và có các xung động thần kinh. Con yêu của bạn có thể tự vận động cơ mặt theo ý muốn. Cơ quan chức năng thận cũng bắt đầu hình thành và hoạt động.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 8.7cm và cân nặng là 43gr nhé.
Tuần thứ 15
Các mí mắt của con yêu vẫn nhắm kín, nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Nếu mẹ dùng đèn chiếu sáng vào bụng, bé có thể cử động nhẹ để dịch chuyển tránh luồng sáng ấy.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 10.1cm và cân nặng là 70gr nhé.
Tuần thứ 16
Phần da của bé yêu bắt đầu hoàn thiện. Phần tóc và lông vẫn chưa thấy rõ. Lúc này, đôi chân và tay gần như phát triển hoàn toàn. Thời điểm này, mẹ có thể cảm nhận thai máy theo nhịp thở của mẹ bầu.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 11.6cm và cân nặng là 100gr nhé.
Tuần thứ 17
Con yêu của bạn bắt đầu có những cử động liên tục từ khớp xương. Dây rốn ngày càng khỏe và dày hơn so với lúc mới hình thành.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 13cm và cân nặng là 140gr nhé.
Tuần thứ 18
Lúc này mẹ bầu có thể cảm nhận những cử động của thai nhi trong bụng rất rõ. Bé yêu lúc này có kích thước bằng 1 quả ớt chuông.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 14.2cm và cân nặng là 190gr nhé.
Tuần thứ 19
Các giác quan của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. Lúc này bé có thể nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài. Do đó, khi mẹ bầu tiếp xúc với âm thanh lớn. Bé có những cử động mạnh khiến mẹ cảm thấy đau nhói.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 15.3cm và cân nặng là 240gr nhé.
Tuần thứ 20
Thời điểm này, cơ quan tiêu hóa bắt đầu hình thành và phát triển. Bé yêu có thể nuốt và tiêu hóa và tạo ra phân su. Lúc này con yêu của bạn có kích thích bằng 1 quả chuối rồi nhé.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 16.4cm và cân nặng là 300gr nhé.
Tuần thứ 21
Những chuyển động của con yêu dần biểu hiện rõ hơn. Từ việc đập cho đến đá và đâm vào thành tử cung khiến mẹ bầu cảm giác đau và khó chịu. Lúc này mẹ cố gắng tập làm quen với những cử động này đi nhé. Bởi nó sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và mạnh hơn.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 25.6cm và cân nặng là 360gr nhé.
Tuần thứ 22
Lúc này bé yêu của bạn gần như phát triển hoàn thiện thành 1 đứa trẻ sơ sinh. Bắt đầu hình thành môi, lông mày khó rõ rệt. Thời điểm này, bé yêu của bạn bằng 1 quả bí ngô rồi đấy.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 27.8cm và cân nặng là 430gr nhé.
Tuần thứ 23
Đôi tai của bé yêu gần như hoàn thiện 100% và cảm nhận âm thanh tốt hơn. Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 28.9cm và cân nặng là 501gr nhé.
Tuần thứ 24
Lúc này bé yêu có hình dáng khá dài và gầy. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ dưỡng chất để thai nhi hình thành và phát triển. Mẹ bầu cần lập chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và đúng khoa học.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 30cm và cân nặng là 600gr nhé.
Tuần thứ 25
Lúc này làn da nhăn nheo của bé bắt đâu căng bóng nhờ lớp mỡ bắt đầu hình thành và phát triển. Tóc của bé bắt đầu mọc và hình thành các cơ quan khác.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 34.6cm và cân nặng là 660gr nhé.
Tuần thứ 26
Bé yêu của bạn bắt đầu làm quen với việc hít vào và thở ra trong túi nước ối. Những động tác này sẽ là bài tập hữu ích cho việc hít thở không khí sau này khi vừa sinh ra, bé yêu có thể thích nghi ngay.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 35.6cm và cân nặng là 760gr nhé.
Tuần thứ 27
Đây là tuần cuối cùng của giai đoạn 2 của thai kỳ. Bé yêu của bạn lúc này có những thói quen từ giấc ngủ đến hấp thụ dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ theo đúng lịch trình. Tuy nhiên, bộ phận phổi của bé chưa thực sự phát triển đầy đủ.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 36.6cm và cân nặng là 875gr nhé.
Tuần thứ 28
Lúc này bé yêu của bạn bắt đầu có những cái chớp mắt đầu tiên. Lông mi của bé bắt đầu hình thành và mọc lên.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 37.6cm và cân nặng là 1005gr nhé.
Tuần thứ 29
Cơ bắp và phổi gần hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động. Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 38.6cm và cân nặng là 1153gr nhé.
Tuần thứ 30
Bé yêu của bạn được nuôi dưỡng trong túi nước ối. Mặc dù lượng nước ối của mẹ bầu ít hơn cơ thể của bé nhưng nó lại là không gian lý tưởng để thai nhi hình thành và phát triển.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 39.9cm và cân nặng là 1319gr nhé.
Tuần thứ 31
Lúc này bạn nhỏ của bạn có thể ngúc ngắc cái đầu nhỏ xinh của mình theo ý muốn. Khi này, bé yêu có kích thích bằng 1 quả dừa rồi nhé.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 41.1cm và cân nặng là 1502gr nhé.
Tuần thứ 32
Vào thời điểm này, mẹ bầu có thể tăng ký đến 0.5 mỗi tuần. Lúc này, bé yêu của bạn cần hấp thu nhiều chất dinh dưỡng để hình thành và phát triển hoàn thiện hơn về mọi mặt.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 42.4cm và cân nặng là 1702gr nhé.
Tuần thứ 33
Các khớp sọ của thai nhi dần hợp nhất. Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 43.7cm và cân nặng là 1918gr nhé.
Tuần thứ 34
Lúc này các hệ thống dây thần kinh trung ương cũng như cơ quan chức năng phổi đàn hoàn thiện và trưởng thành. Giai đoạn này bé có thể sinh ra mà không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 45cm và cân nặng là 2146gr nhé.
Tuần thứ 35
Lúc này cơ thể của bé lớn dần và túi thai bắt đầu quá chặt so với kích thích của bé. Thận và gan của bé bắt đầu xử lý 1 số chất thải ra bên ngoài.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 46.2cm và cân nặng là 2383gr nhé.
Tuần thứ 36
Thời điểm này, bé yêu tăng cân khoảng 30gr mỗi tuần. Vì thế, mẹ bầu cần nạp đủ đinh dưỡng cho thai nhi hấp thụ.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 47.4cm và cân nặng là 2622gr nhé.
Tuần thứ 37
Lúc này mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần và thu xếp quần áo để vượt cạn nhé. Về cơ bản, thai nhi đã được hình thành và phát triển gần hoàn chỉnh.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 48.6cm và cân nặng là 2859gr nhé.
Tuần thứ 38
Tùy theo cơ địa của mỗi mẹ và thời gian thụ thai ở đầu hay cuối của chu kỳ kinh nguyệt mà ngày dự sinh có sự chênh lệch.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 49.8cm và cân nặng là 3083gr nhé.
Tuần thứ 39
Cơ thể của bé gần như phát triển toàn hiện về mọi mặt. Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 50.7cm và cân nặng là 3288gr nhé.
Tuần thứ 40
Quaá trình phát triển của thai nhi được xem là thai kỳ đủ tháng. Nếu vùng âm đạo xuất hiện chất dịch màu hồng hay đau bụng nhẹ. Mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện thăm khám và chuẩn bị tinh thần vượt cạn. Chào đón thiên thần bé nhỏ của chúng ta nhé.
Lúc này con yêu của bạn có chiều dài là 51.2cm và cân nặng là 3462gr nhé.
Tuần 41
Đây là giới hạn cuối cùng cho những bé bướng bỉnh, không chịu chui ra.
Hy vọng thông qua nội dung bài viết này, mẹ bầu sẽ hiểu rõ hơn quá trình hình thành và phát triển của con yêu trong bụng như thế nào? Bên cạnh đó, để thai nhi hình thành và phát triển tốt. Mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng và cung cấp cho thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ.
Nguyễn Ngọc
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!