Các Biện Pháp Khắc Phục Chảy Nước Mũi Hiệu Quả Nhất

Mới nhất

Chảy nước mũi là một hiện tượng thường gặp và phổ biến ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy không có mấy ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tuy nhiên, tình trạng chảy nước mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài có thể gây khó chịu cho mọi người. Chưa kể đến việc, nếu để lâu không điều trị dứt điểm, rất có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, viêm phế quản… Do đó, việc tìm hiểu những thông tin cần thiết để điều trị dứt điểm trạng thái chảy nước mũi là điều cần thiết. Chúng ta hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay nhé!

Các Biện Pháp Khắc Phục Chảy Nước Mũi Hiệu Quả NhấtCác Biện Pháp Khắc Phục Chảy Nước Mũi Hiệu Quả Nhất

 

Chảy nước mũi là một hiện tượng thường gặp và phổ biến ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy không có mấy ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tuy nhiên, tình trạng chảy nước mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài có thể gây khó chịu cho mọi người. Chưa kể đến việc, nếu để lâu không điều trị dứt điểm, rất có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, viêm phế quản… Do đó, việc tìm hiểu những thông tin cần thiết để điều trị dứt điểm trạng thái chảy nước mũi là điều cần thiết. Chúng ta hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay nhé!

CHẢY NƯỚC MŨI LÀ GÌ

Nước mũi (dịch mũi) là một loại dịch nhầy có màu trong suốt, có tác dụng như một tấm lọc, giúp ngăn cản các loại hạt không mong muốn trong không khí đi vào cơ thể qua đường mũi. Nước mũi là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại tiết ra quá nhiều dịch mũi khiến cho việc đối phó với chảy nước mũi trở nên phiền phức và dường như không có hồi kết. Nước mũi nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng, tình trạng chyar nước mũi kéo dài có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng và viêm phế quản…

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY NƯỚC MŨI

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mũi. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng mũi.

  • Cảm Lạnh

Cảm lạnh là tình trạng nhiễm virus ở mũi và cổ họng. Chảy nước mũi là triệu chứng cảm lạnh phổ biến nhất và hầu như người bệnh nào cũng trải qua. Ngoài trừ cảm lạnh, cúm cũng là một bệnh lý do virus tấn công vào mũi, họng và phổi.

Khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn virus. Điều này ngăn virus tấn công phổi và các bộ phận khác trong cơ thể.

Mặc dù có thể gây ra nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng cảm lạnh thường có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên cảm cúm có thể gây nguy hiểm cho một số đối tượng bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Cảm lạnh và cúm thường có xu hướng tự cải thiện sau 5 – 7 ngày. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

  • Dị Ứng

 

 

Dị ứng có thể dẫn đến chảy nước mũi và nước mắt. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến thường bao gồm không khí, phấn hóa, thức ăn, bụi, lông thú cưng. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng với các chất gây dị ứng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả chảy nước mũi để bảo vệ cơ thể.

  • Viêm Xoang

Viêm xoang là bệnh xảy ra khi xoang, mũi bị viêm, sưng và đau. Tình trạng này có thể làm thu hẹp các ống dẫn khí, gây tích tụ chất nhầy và khó thở.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm xoang sẽ bị chảy chất nhầy ra bên ngoài mũi. Tuy nhiên, đôi khi chất nhầy có thể chảy ào cổ họng dẫn đến hội chứng chảy dịch mũi sau.

Nước mũi do viêm xoang thường dày, có màu vàng hoặc xanh lá cây.

  • Các Nguyên Nhân Ít Phổ Biến Khác

Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể gây sổ mũi hoặc chảy nước mũi bao gồm:

+ Bệnh thủy đậu

+ Lệch vách ngăn mũi

+ Đau đầu

+ Hút thuốc lá

+ Không khí khô

+ Mang thai

+ Sử dụng chất kích thích

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHẢY NƯỚC MŨI HIỆU QUẢ

 

 

Việc điều trị và cải thiện tình trạng chảy nước mũi thường phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi sổ mũi cần được điều trị y tế hoặc các phương pháp chuyên sâu khác.

1. Biện Pháp Cải Thiện Tại Nhà

  • Khịt mũi, nuốt hoặc xì nhẹ để làm sạch nước mũi

Tống dịch nhầy ra khỏi mũi là cách tốt nhất để ngừng chảy nước mũi, vì vậy bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi vào khăn giấy khi cần thiết. Nếu nước mũi chảy không ngừng, bạn hãy xé đôi tờ khăn giấy, vo lại thành hai viên giấy nhỏ và nhét mỗi viên vào một lỗ mũi. Thở bình thường hoặc thở qua miệng.

Nếu có thể, bạn hãy xì mũi vào khăn giấy ướt để khỏi làm khô làn da nhạy cảm bên dưới mũi. Nếu da bị kích ứng, bạn hãy thoa một chút lotion dưỡng ẩm.

Bạn cũng có thể cảm thấy dịch nhầy trong cổ họng mà bạn không thể xì ra khăn giấy. Thử nuốt xuống để trị tình trạng chảy nước mũi và cảm giác nghẹt mũi.

  • Thử dùng liệu pháp xông hơi tại nhà

Để giảm áp lực trong mũi và ngừng chảy nước mũi, bạn hãy tắm vòi sen nước nóng hoặc ngâm bồn tắm nước nóng và để cho hơi nước tỏa đầy phòng. Bạn cũng có thể quấn khăn tắm xung quanh đầu và nghiêng người trên nồi hoặc bát nước nóng, hoặc bạn chỉ cần mở vòi sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm mà không cần đứng dưới vòi sen. Thực hiện 2-4 lần mỗi ngày.

Bạn cũng có thể dùng máy hóa hơi hoặc máy tạo ẩm để có tác dụng tương tự.

Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm vào nước một chút dầu khuynh diệp, cồn long não hoặc dầu bạc hà cay. Rót một ít vào bát hoặc nước nóng, hoặc rảy một chút xung quanh vòi sen trước khi mở nước.

  • Tự Pha Chế Nước Muối Xịt Mũi Để Rửa Sạch Dịch Nhầy

Pha 1 cốc (240 ml) nước ấm với ½ thìa cà phê (3 g) muối và một nhúm muối nở. Dùng bơm tiêm, chai xịt nhỏ hoặc bình rửa mũi để xịt nước muối vào bên trong mũi mỗi ngày 3-4 lần.

Cẩn thận, không lạm dụng nước muối, vì điều này có thể khiến tình trạng chảy nước mũi nặng thêm.

  • Đắp khăn mặt ướt và ấm lên mặt để giảm áp lực trong mũi.

 

 

Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm, hoặc hứng dưới vòi nước ấm cho đến khi khăn ướt đẫm. Vắt bớt nước sao cho khăn chỉ còn ẩm, sau đó đắp lên mặt khoảng 2-3 phút.

Bạn cũng có thể làm ướt khăn, sau đó cho vào lò vi sóng khoảng 30-45 giây hoặc cho đến khi khăn ấm.

  • Kê cao gối một chút khi ngủ

Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi.

Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.

  • Trị đau và nghẹt xoang bằng cách ấn huyệt nhẹ nhàng.

Liệu pháp ấn huyệt lên vùng mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi và đau đầu do chảy nước mũi. Bạn hãy ấn thật nhẹ 10 lần lên từng góc mũi. Thực hiện tương tự với vùng trên mắt.

Thực hiện động tác này mỗi ngày 2-3 lần để giảm đau xoang.

  • Uống nhiều nước và chất lỏng để giúp dịch nhầy thoát ra ngoài.

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp chất lỏng trong mũi chảy ra ngoài, nhờ đó bạn cũng khỏi bị chảy nước mũi. Cố gắng cách khoảng một tiếng uống một cốc nước, và kết hợp các thức uống nóng như trà thảo mộc, thậm chí là canh để tăng hiệu quả làm dịu mũi.

  • Tăng độ ẩm trong phòng của bạn

Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.

Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.

Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.

Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.

  • Giữ Ấm khi ra đường

 

 

Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.

Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.

Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.

  • Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ

Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.

+ Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.

+ Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.

+ Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.

+ Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.

2. Một Số Mẹo Điều Trị Sổ Mũi

Theo y học cổ truyền, sổ mũi là do phong hàn, cảm mạo gây ra. Để điều trị, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp như:

  • Tía tô điều trị sổ mũi:

Tía tô vị cay, tính ấm có thể dùng thái nhỏ nấu cháo trắng cùng một ít gừng tươi và hành để điều trị cảm mạo, phong hàn, sổ mũi.

  • Trà chanh mât ong chữa chảy nước mũi:

 

 

Vắt nửa quả chanh vào 300 ml nước ấm sau đó hòa cùng một thìa mật ong nguyên chất. Dùng uống mỗi ngày 3 lần để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho.

  • Húng quế hấp đường phèn chữa chảy nước mũi:

Dùng một nắm lá húng quế, rửa sạch để ráo nước, hấp chín cùng một ít đường phèn. Lọc lấy phần nước, dùng uống có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng phù nề và tắc nghẽn mũi.

3. Chữa Chảy Nước Mũi Bằng Thuốc

  • Dùng dung dịch muối rửa mũi hoặc chai xịt nước muối để làm sạch dịch nhầy.

Chai xịt và dung dịch muối có bán ở các hiệu thuốc, có tác dụng loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Chọn loại nhẹ chuyên dùng để trị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sử dụng mỗi ngày 3-4 lần theo hướng dẫn.

Tránh dùng dung dịch xịt mũi quá 5 ngày, vì điều này có thể khiến tình trạng nghẹt mũi quay trở lại.

  • Dán băng dán thông mũi bên dưới mũi để dễ thở hơn.

Bạn có thể tìm mua băng dán thông mũi tại các hiệu thuốc để làm thông mũi và giảm nghẹt mũi. Thử dùng loại băng dán chuyên dùng trị cảm và nghẹt mũi. Dán băng ngang qua sống mũi theo hướng dẫn ghi trên hộp. Sử dụng theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.

Băng dán thông mũi thường được sử dụng ban đêm, nhưng nếu tình trạng chảy nước mũi quá nặng, bạn cũng có thể dùng vào ban ngày.

  • Dùng thuốc làm thông mũi để làm khô hốc mũi.

Tìm mua thuốc thông mũi ở hiệu thuốc. Thuốc thường có dạng viên, có tác dụng làm co mạch và làm khô hốc mũi. Loại thuốc này có thể rất hữu ích khi bạn đang chống chọi với tình trạng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Đọc hướng dẫn trên bao bì để biết liều lượng sử dụng.

Chỉ dùng thuốc thông mũi trong 2-3 ngày. Nếu dùng quá liều, loại thuốc này có thể gây nghẹt mũi trở lại và còn trầm trọng hơn.

  • Thử dùng thuốc kháng histamine nếu bạn cho rằng mình bị dị ứng.

 

 

Nếu nghi ngờ chứng chảy nước mũi của mình là do dị ứng, bạn hãy mua thuốc kháng histamine ở hiệu thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Uống thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và đọc kỹ về các tác dụng phụ - một số thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ.

Các loại thuốc kháng histamine thông dụng bao gồm Benadryl, Zyrtec, và Allegra.

CÁCH PHÒNG NGỪA CHẢY NƯỚC MŨI

Một số nguyên nhân gây chảy nước mũi không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể lưu ý một số lời khuyên để giảm nguy cơ sổ mũi và chảy nước mũi.

Để giảm khả năng bị sổ mũi, người bệnh nên lưu ý:

+ Rửa tay thường xuyên để tránh vi trùng và các tác nhân gây bệnh khác.

+ Sử dụng khăn giấy khi lau mũi và bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức. Điều này có thể tránh việc truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

+ Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi lau mũi.

+ Tiêm vắc – xin cảm cúm mỗi năm.

+ Không hút thuốc lá, tránh khỏi khói thuốc lá và các tác nhân gây kích thích khác để tránh kích ứng mũi, gây viêm, chảy nước mũi.

+ Nếu người bệnh chảy nước mũi do dị ứng, hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị.

Sổ mũi hay chảy nước mũi là một tình trạng tương đối phổ biến và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Thuocthang.com.vn khuyên người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Hoàng Quyên

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.