Bệnh mỡ máu ( hay bệnh máu nhiễm mỡ ) là bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. Bên cạnh điều trị bằng thuốc thì thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cũng là điều vô cùng quan trọng. Vậy bệnh mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng Thuocthang.com.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Bệnh mỡ máu ( hay bệnh máu nhiễm mỡ, mở máu cao.. ) là bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. Bên cạnh điều trị bằng thuốc thì thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cũng là điều vô cùng quan trọng. Vậy bệnh mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng Thuocthang.com.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây!
MÁU NHIỄM MỠ LÀ GÌ ?
Máu nhiễm mỡ, (mỡ máu cao) thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol (LDL), trigliceride.
Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ?
Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ)
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA BỆNH MỠ MÁU
Mỡ máu (cholesterol xấu) tăng cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.
Vì thế biết được các nguyên nhân và nguy cơ bị mỡ máu cao sẽ giúp chúng ta có cách phòng bệnh tốt nhất cũng như phương pháp điều trị hợp lý cho mỗi người.
1. Mỡ máu cao do tuổi tác và giới tính
Thật bất ngờ khi tuổi tác và giới tính cũng có liên quan đến nguyên nhân mỡ máu cao. Các bác sĩ đã nghiên cứu và chứng minh rằng Estrogen ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng gián tiếp đến các mạch máu. Nữ giới đang trong độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu này càng ngày càng tăng và làm tăng khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch ở nữ giới.
2. Bệnh béo phì
Đây chính là một lý do rất quan trọng để bạn thực hiện giảm cân ngay nếu bạn đang thừa cân đấy! Các nhà nghiên cứu phân tích, trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt, các chất béo thường hay xuất hiện tập trung ở vùng bụng của bạn thay vì ở phần ngực hay hông, đùi.
3. Mỡ máu tăng cao do chế độ ăn quá nhiều chất béo
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể khiến mức cholesterol tăng gây ra mỡ máu cao. Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng. Thực phẩm đóng gói, đồ hộp chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao cũng có thể chứa hàm lượng chất béo cao.
Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp nhiều hoa quả, rau xanh, các loại thực phẩm ít chất béo để giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, tránh được bệnh tật.
4. Thường xuyên căng thẳng, stress
Stress ( căng thẳng) là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh hiện nay. Hàm lượng mỡ trong máu cao cũng xuất phát từ thủ phạm này.
Những khi mệt mỏi hay gặp phải áp lực lớn từ công việc, người ta có xu hướng ăn nhiều hơn và tập thể dục ít lại, uống rượu và sử dụng các chất kích thích nhiều hơn. Tất cả những việc trên trực tiếp dẫn đến việc hàm lượng mỡ máu tăng lên nhiều hơn.
5. Mức độ vận động ảnh hưởng rất lớn đến việc mỡ máu tăng cao
Tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khỏe. Nếu thiếu hoạt động thể chất sẽ làm tăng lipoprotein xấu (LDL – tăng khả năng bệnh tim), giảm HDL hoặc cholesterol tốt.
– Chính vì thế nếu ít vận động cũng sẽ khiến mỡ máu tăng cao. Chịu khó tập thể dục thể thao là việc khuyên làm đầu tiên, vận động nhiều vừa khiến cơ thể khỏe mạnh lại vừa loại bỏ nguy cơ mỡ máu cao
6. Hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm giảm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc ngay từ bây giờ.
7. Tình trạng sức khỏe chung
Nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường hoặc giảm hoạt động tuyến giáp có thể khiến lượng mỡ trong máu tăng cao.
8. Tiền sử từ gia đình:
Nếu thành viên trong gia đình bạn như ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao thì nguy cơ bạn bị căn bệnh này là rất lớn!
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MÁU NHIỄM MỠ
Người bị mỡ máu cao không có triệu chứng rõ rệt, bị bệnh mỡ máu cao không chỉ người béo mà còn có thể ở cả người gầy. Tuy nhiên, người béo phì, thừa cân thì nguy cơ cao hơn.
Việc phát hiện bệnh chủ yếu là do khám sức khỏe, do nhập viện vì những bệnh khác xét nghiệm thấy rối loạn mỡ trong máu, hoặc khi có biến chứng tim mạch, bệnh đái tháo đường, viêm tụy cấp, xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh.
Bệnh diễn biến âm thầm, khi có dấu hiệu và biểu hiện nghĩ đến bị mỡ máu cao, tức là đã có biến chứng, khi đó thường có một số dấu hiệu nhận biết như:
Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như: bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ, khó thở có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực, có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.
+ Có dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn, đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người; thở ngắn, hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
+ Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực… to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.
BỆNH MÁU NHIỄM MỠ NÊN ĂN GÌ ?
Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Sau đây Thuocthang.com.vn xin đưa ra một số gợi ý về những thực đơn giúp giảm và ngăn ngừa lượng mỡ nhiễm trong máu.
Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
- Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
- Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
- Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả
- Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
- Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp "trục xuất" các muối mật ra ngoài.
- Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một.
Lưu Ý:
- Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.
- Ăn nhiều tỏi
Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh…) thay cho ăn thịt.
- Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.
- Nếu ăn tôm, cua, ghẹ… nên bỏ phần gạch.
- Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt.
- Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)
- Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh)
BỆNH MÁU NHIỄM MỠ NÊN KIÊNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ ?
Những thực phẩm sau chứa hàm lượng cholesterol cao mà những người bị mỡ máu nên tránh xa.
- Muối: Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
- Đồ uống có cồn: Bệnh nhân bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.
- Đường: Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt.
- Thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.
- Thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao: Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. - Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật...
- Chất béo (lipid) no: Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mỡ máu.
- Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Tình trạng rối loạn mỡ máu không nhất thiết chỉ gặp ở người béo hay người lớn tuổi. Do vậy, kiểm tra sàng lọc tim mạch định kỳ để phát hiện bệnh tim mạch sớm để có thể xử lý và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề là vô cùng quan trọng.
Nguyễn Ngọc
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!