Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử, do trẻ bị bệnh thường xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng. Nguyên nhân do khí độc đi vào phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất. Nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng viêm phổi, tiêu chảy... Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: thời kỳ phát sốt, thời kỳ sởi mọc, thời kỳ sởi bay. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng giai đoạn.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, chỉ trong dịp Tết Nguyên đán 2019, cả nước thống kê nhận hơn 600 trường hợp bị sốt phát ban nghi sởi ở tất cả các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Theo nhận định bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nặng như mù, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, dễ bị bệnh và nguy cơ tử vong cao cho người bị mắc phải.
Bộ Y Tế nhận định, dịch bệnh lan nhanh hơn do trong giai đoạn chuyển mùa ẩm ướt như hiện nay, đây là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh về hô hấp truyền nhiễm như dịch sởi phát triển mạnh. Số ca mắc sởi trong thời gian tới có thể tăng hơn và có diễn biến chiều hướng phức tạp nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi biểu hiện của con để kịp thời xử lý.
CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH KHI MẮC BỆNH SỞI
Người mắc bệnh sởi thường trải qua 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh, 10 -12 ngày, ở giai đoạn này người bị sởi không có biểu hiện gì cho dù cơ thể đã nhiễm phải virus sởi.
+ Giai đoạn 2: Đây là thời điểm bệnh sởi xuất hiện những biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, nước mũi chảy nhiều hơn, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, mắt đỏ bất thường...
+ Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn người bệnh bị phát ban, sốt cao có thể sốt tới 39 độ C, phát ban toàn cơ thể hoặc không toàn cơ thể. Cơ thể của trẻ sẽ thấy xuất hiện những mảng đỏ nổi lên trên mặt, theo đường tóc và sau tai sau đó có thể lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Ban sởi tồn tại 2-3 ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc.
Bệnh sởi rất dễ lây lan, nhất là những nơi tập trung đông người như trong trường học, bệnh viện. Lây trực tiếp qua đường hô hấp có chứa mầm bệnh hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các mầm dịch. Trẻ em không được tiêm vacxin sởi đầy đủ và những người không có miễn dịch với virus sởi đều có thể bị mắc sởi.
BÀI THUỐC TRỊ BỆNH SỞI HIỆU QUẢ
Y học hiện đại chỉ điều trị hỗ trợ: hạ sốt bằng paracetamol, ibuprofen; nghỉ ngơi tại giường, bù phụ nước - điện giải và bổ sung vitamin A, phát hiện biến chứng kịp thời; điều trị kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Các thuốc kháng virut không có tác dụng chữa sởi.
Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử, do trẻ bị bệnh thường xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng. Nguyên nhân do khí độc đi vào phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất. Nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng viêm phổi, tiêu chảy... Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: thời kỳ phát sốt, thời kỳ sởi mọc, thời kỳ sởi bay. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng giai đoạn.
1. Thời Kỳ Phát Sốt (3 - 4 Ngày):
Người bắt đầu nóng, ho, chảy nước mắt nước mũi, mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn, xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ (thời kỳ này rất giống khởi phát của các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học). Phép chữa: tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu). Dùng bài thuốc:
Bài 1: Cát căn giải cơ thang: cát căn 12g, liên kiều 8g, thuyền thoái 6g, xích thược 6g, bối mẫu 4g, kinh giới 6g, đăng tâm thảo 3g, tiền hồ 5g, ngưu bàng tử 6g, mộc thông 6g, tang bạch bì 5g, cam thảo 2g. Sắc uống.
Bài 2: Thanh nhiệt giải biểu thang gia giảm: bèo cái 6g, ngưu bàng tử 5g, thăng ma 4g, thuyền thoái 3g, liên kiều 4g, đậu xị 6g, cát căn 4g. Sắc uống.
Bài 3: Thăng ma cát căn thang: thăng ma 4g, cát căn 12g, xích thược 6g, cam thảo 2g. Sắc uống.
Bài 4: lá dấp cá 16g, cam thảo đất 12g, rau rệu 16g. Sắc uống, ngày uống 3 lần.
2. Thời Kỳ Sởi Mọc (3-4 Ngày):
Xuất hiện các nốt ban sởi, tuần tự từ đầu, mặt, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân, mọc càng ngày càng dày. Trẻ sốt cao, ho nhiều, đại tiện nát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa: thanh nhiệt giải độc. Dùng bài thuốc:
Bài 1 - Hóa độc thanh biểu thang: tiền hồ 3g, chi tử 3g, tri mẫu 4g, địa cốt bì 4g, cát cánh 3g, mộc thông 3g, hoàng liên 2g, hoàng cầm 3g, cát căn 6g, liên kiều 6g, ngưu bàng tử 4g, huyền sâm 4g, thiên hoa phấn 4g, cam thảo 3g, phòng phong 3g, bạc hà 3g, tang diệp 4g, đăng tâm thảo 2g. Sắc uống. Dùng khi các nốt sởi mọc kèm sốt cao.
Bài 2: Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4g, hạnh nhân 6g, thạch cao (sắc trước) 20g, cam thảo 3g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu biến chứng viêm phổi.
Bài 3: Hóa ban thang: tri mẫu 8g, huyền sâm 12g, sừng trâu (sắc trước) 12g, cam thảo 4g, gạo tẻ 15g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu sốt cao li bì, mê sảng (dấu hiệu nhiễm độc thần kinh).
Bài 4: Thanh nhiệt đạo trệ thang: hoàng liên sao 2g, hoàng cầm sao 2g, hậu phác sao 2g, chỉ xác sao 4g, binh lang sao 4g, thanh bì 2g, liên kiều 4g, ngưu bàng tử 4g, sơn tra 8g, đương quy 3g, đăng tâm thảo 6g, cam thảo 2g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có kèm tiêu chảy.
Bài 5: lá tre 5g, sài đất 4g, mạch môn 3g, kim ngân hoa 4g, sa sâm 3g, cát căn 3g, cam thảo đất 3g. Sắc uống.
3. Thời Kỳ Sởi Bay (3 - 4 Ngày):
Sốt có giảm, nhưng còn triều nhiệt do tân dịch giảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít. Phép chữa: dưỡng âm, thanh nhiệt (không được châm cứu). Dùng bài thuốc:
Bài 1: Ngân hồ mạch đông tán: ngân sài hồ 8g, sa sâm 12g, huyền sâm 8g, long đởm thảo 3g, đảng sâm 8g, mạch đông 6g, cam thảo 4g, đăng tâm thảo 3g. Tán bột hoặc sắc uống.
Bài 2: hoàng cầm 6g, địa cốt bì 6g, tang bạch bì 4g, mạch môn 4g, sa sâm 4g, lô căn 4g. Sắc uống.
Bài 3: sa sâm 12g, hoài sơn 6g, cam thảo 8g, đậu đỏ 12g, mạch môn 8g, hoàng tinh 8g, lá dâu non 12g, hạt sen 12g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30g.
NGƯỜI MẮC BỆNH SỞI CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO?
Khi mắc bệnh sởi, bệnh nhân nên được chăm sóc như sau:
+ Cần cách ly bệnh nhân, cho bệnh nhân đeo khẩu trang y tế, tránh để bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người.
+ Bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại buồng thoáng khí, đủ ánh sáng (tránh ánh sáng mạnh vì bệnh nhân có thể sợ ánh sáng). Buồng nên vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
+ Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều.
+ Giữ cho cơ thể đủ ấm, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng tốt, tuyệt đối không kiêng nước, kiêng gió.
+ Nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt mũi chuyên dùng, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần.
+ Chú ý chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng cho người bệnh. Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, ăn thành nhiều bữa. Bổ sung thêm vào bữa ăn các thức ăn giàu Vitamin (đặc biệt là thức ăn giàu Vitamin A). Với trẻ bú mẹ, tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ, khi bị tiêu chảy trẻ cần được bú nhiều hơn.
+ Uống nhiều nước, nước hoa quả, tốt nhất là sử dụng Oresol để đảm bảo đủ nước - điện giải.
+ Chườm ấm khi sốt nhẹ, nếu sốt cao > 38,5oC dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
+ Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào cho bệnh nhân, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
+ Người chăm sóc bệnh nhân, người tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế, thực hiện rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Khi xuất hiện các dấu hiệu nặng của bệnh (đặc biệt là trẻ em), cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để thăm khám, xử trí: Mệt, li bì, hoặc kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở...bệnh nhân vẫn còn sốt khi ban đã hết.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH SỞI?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, do đó, tiêm phòng vaccine sởi là biện pháp phòng tránh hàng đầu. Với bệnh sởi trẻ cần được tiến hành tiêm chủng đầy đủ hai mũi, mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
Ngoài ra, nên thực hiện những biện pháp phòng bệnh chung:
+ Người mắc bệnh sởi cần được cách ly, đồng thời tránh tập trung đông người khi xảy ra dịch.
+ Bệnh nhân, những người có tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân để chống lan truyền bệnh
+ Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh sởi, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm. Với những trường hợp chưa mắc bệnh sởi thì việc tiêm phòng vacxin là điều cần thiết để phòng ngừa bệnh.
Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…