Viêm họng là căn bệnh phổ biến đường hô hấp mà ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Có vô vàn nguyên nhân gây ra viêm họng nên cũng có rất nhiều cách khác nhau giúp điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi bạn biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, hãy áp dụng các phương pháp tự nhiên, đơn giản để cải thiện nhanh cơn đau họng nhé.
Họng là “cửa ngõ” đón nhận mọi tác động từ bên ngoài vào cơ thể, do đó đây là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất. Viêm họng thường đến bất ngờ với các triệu chứng khó chịu như cảm giác đau rát khi nuốt, ho khan… Bên cạnh việc đi khám và dùng thuốc, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp điều trị tự nhiên dưới đây của Thuocthang.com.vn để bệnh nhanh khỏi.
VIÊM HỌNG LÀ GÌ ?
Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.
Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn.
Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnh khác hoặc xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như cúm, sốt và bệnh mononucleosis.
CÁC DẠNG BỆNH VIÊM HỌNG THƯỜNG GẶP
Bệnh viêm họng được chia thành nhiều dạng khác nhau dựa trên mức độ viêm nhiễm và thời gian mắc bệnh.
Trong đó phổ biến nhất phải kể tới các dạng sau:Là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc họng xảy ra đột ngột. Người bệnh cảm thấy cổ họng khô, đau rát, ho khan kèm theo sốt trong vài ngày. Các dạng viêm họng đỏ, viêm họng giả mạc và viêm loét thường xảy ra ở giai đoạn cấp tính.
Là tình trạng cấp tính khi không được điều trị dứt điểm dẫn, tái phát nhiều lần gây ra. Bệnh gây ra các triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, người mệt mỏi. Dạng mãn tính của viêm họng bao gồm viêm họng hạt, viêm họng mủ, xơ teo, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm họng sung huyết,… Trong đó phổ biến nhất phải kể tới:
Là dạng mãn tính quá phát do niêm mạc họng và amidan viêm nhiễm kéo dài khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên, tạo thành các hạt đỏ trên niêm mạc họng.
Là tình trạng viêm họng kéo dài, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công hình thành dịch mủ ở trong vòm họng.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM HỌNG
Viêm họng do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có 4 nguyên nhân phổ biến là:
- Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây viêm đường hô hấp, viêm amidan… Vi khuẩn có thể gây viêm họng là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A.
- Cổ họng bị kích thích lâu ngày do chứng trào ngược dạ dày thực quản, dẫn đến đau rát, sưng viêm
- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập thông qua thức ăn, nước uống, giữ vệ sinh không đúng cách, không rửa tay cẩn thận, kỹ lưỡng.
- Tình trạng ô nhiễm không khí, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng mà bạn cần lưu ý.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM HỌNG
Bệnh viêm họng là bệnh phổ biến và không khó để phát hiện. Tuy nhiên, dấu hiệu ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, biểu hiện của bệnh gồm:
+ Khô, ngứa, đau rát cổ họng, đau hơn khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí là nước bọt.
+ Ho khan, có đờm, cổ họng đau rát nhiều hơn khi ho
+ Họng sưng đau, sờ thấy hạch ở dưới cằm, cổ, amidan sưng đỏ
+ Cảm giác vướng mắc, khó nuốt, khàn giọng
+ Dễ buồn nôn, nôn do cổ họng nhạy cảm
+ Người mệt mỏi, sốt, đau đầu, hắt hơi
Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm họng kể trên, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khám chữa kịp thời, tránh để lâu bệnh biến chứng nặng nề hơn. Đặc biệt, cần chú ý trường hợp ho ra máu, hơi thở có mùi, phát ban, sốt cao, khàn giọng trên 2 tuần,… Đây là giai đoạn bệnh đã chuyển nặng và rất dễ dẫn tới biến chứng, cần thăm khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
CÁC LOẠI THUỐC NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG?
Đau họng do virus thường không cần điều trị. Tình trạng của bạn sẽ cải thiện trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên, do khó chịu, bạn đôi khi cũng cần được điều trị bằng thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol, đặc biệt nếu kèm theo sốt và ở trẻ em. Sau đây là lưu ý trước khi dùng thuốc:
+ Luôn đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh quá liều.
+ Paracetamol là một liệu pháp thay thế cho trẻ em và những người không thể dùng ibuprofen.
+ Aspirin không nên được dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do vi khuẩn gây ra. Mỗi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nên được sử dụng theo đúng lịch trì mặc dù các triệu chứng của đau họng đã được cải thiện. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu tình trạng lây nhiễm xảy ra ở trẻ có viêm họng do streptocoocus, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị sốt thấp khớp và viêm thận.
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Phần lớn các trường hợp đau họng sẽ hết sau vài ngày nếu được điều trị đúng cách. Khi có những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm họng, bạn cần thực hiện ngay một số biện pháp trị viêm họng để bệnh nhanh khỏi và giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn:
1. Súc Miệng Bằng Nước Muối Ấm
Đây là phương pháp điều trị đau họng phổ biến, được các chuyên gia khuyến khích sử dụng vì tính hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng súc miệng bằng nước muối sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt. Khi bị viêm họng, nếu không có sẵn nước muối sinh lý, bạn hãy pha nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm để ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây. Việc đều đặn súc miệng 3 lần mỗi ngày bằng nước muối, chắc chắn tình trạng đau họng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
2. Bổ Sung Nước
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt là khi mệt mỏi, cổ họng đau rát và sưng tấy. Biện pháp này không chỉ giúp tăng độ ẩm cho khoang mũi mà còn giúp tăng cường sức đề kháng. Để bổ sung nước, bạn có thể thử một số thức uống sau:
Uống nước ấm: Dòng nước ấm có tác dụng giữ cho họng ẩm ướt, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, các chất kích thích, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Nước chanh ấm: Pha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm. Thức uống này sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.
Trà: Một tách trà đen ấm có thể giúp giảm đau họng. Trà đen chứa các hợp chất tannin, giúp làm se và thu nhỏ mô họng bị sưng.
Nước ép mầm lúa mì: Thức uống giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng.
3. Mật Ong Tự Nhiên
Trong Đông y mật ong là vị thuốc thường xuyên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến phế như ho, viêm họng, viêm amidan… Bởi vì nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, bổ phế, chỉ thống, giải độc. Người bệnh có thể trị viêm họng bằng mật ong theo nhiều cách như sau:
Chữa đau họng bằng mật ong nguyên chất: Dùng một lượng mật ong vừa đủ hâm nóng lên rồi ngậm trực tiếp khi mật ong còn ấm. Thực hiện mẹo điều trị này từ 3 – 5 lần mỗi ngày.
Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh và cho thêm 1 – 2 muỗng mật ong vào nước ấm. Uống nước chanh mật ong từ từ để hoạt chất thấm vào thành họng. Bệnh nhân nên thực hiện hằng ngày, nhất là sau khi thức dậy sẽ giúp tăng cường sức đề kháng.
Chữa viêm họng tại nhà bằng tỏi và mật ong: Dùng tỏi tươi giã nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong khoảng 7 ngày. Sau đó dùng dung dịch này uống mỗi ngày một lần. Người bệnh cũng có thể dùng tỏi tươi thái lát mỏng ngâm cùng mật ong trong khoảng 3 – 5 phút. Dùng lát tỏi cho vào miệng ngậm, đến khi không còn cảm nhận được mùi tỏi thì bỏ bã tỏi đi.
4. Chữa Viêm Họng Bằng Tỏi
Theo các chuyên gia, tỏi được ví như một loại kháng sinh cực mạnh bởi tỏi có chứa allicin, một chất có tính kháng khuẩn và khử trùng, rất tốt trong việc tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn và giảm đau họng nhanh chóng. Bạn có thể ăn một tép tỏi sống mỗi ngày hoặc dùng xi rô tỏi ngâm mật ong để chất allicin tiêu diệt những vi khuẩn gây đau họng hoặc phòng ngừa tình trạng đau họng từ sớm.
5. Chữa Viêm Họng Tại Nhà Bằng Gừng
Gừng cũng là nguyên liệu gần gũi, có tính kháng viêm, diệt khuẩn và bổ phế. Loại củ này thường xuyên được sử dụng để chữa các chứng bệnh như ho, đau rát họng, viêm, họng… Một số mẹo chữa viêm họng từ gừng thường được áp dụng là:
Trà gừng: Gừng tươi đem đập dập hoặc thái lát mỏng rồi cho vào nước nóng. Hãm trong khoảng 5 – 10 phút cho hoạt chất tan vào nước, có thể cho thêm mật ong và chanh tươi vào cùng. Uống nước này từ 2 – 3 lần mỗi ngày nhằm làm giảm triệu chứng bệnh.
Gừng và muối: Gừng rửa sạch, giã nát rồi trộn cùng với muối tinh. Ngậm hỗn hợp gừng muối khoảng 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Mỗi ngày, người bệnh nên áp dụng cách này vài lần.
Chú ý: Điều trị bệnh bằng gừng không nên áp dụng cho người dưới 13 tuổi.
6. Sử Dụng Máy Tạo Độ Ẩm
Máy tạo độ ẩm hay còn gọi là máy phun sương tạo ẩm là thiết bị bổ sung thêm hơi ẩm cho những nơi có độ ẩm thấp như trong phòng có sử dụng thiết bị điều hòa hay những khi thời tiết hanh khô. Khi không khí bị khô, các triệu chứng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn bởi cơ thể bị mất nước trong những điều kiện này. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ cung cấp độ ẩm hợp lý cho căn phòng, giúp cổ họng bớt đau rát.
Ngoài ra, một số máy tạo ẩm còn trang bị thêm bộ phận lọc không khí, giúp không khí trong phòng được lọc sạch bụi bẩn, hạn chế được sự tấn công của các tác nhân gây hại lên cổ họng và các bộ phận khác.7. Chữa Viêm Họng Bằng Bạc Hà
Bạc hà cũng là một lựa chọn tuyệt vời để trị viêm họng. Bạc hà có tính kháng viêm, kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, bạn có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng.
8. Giảm Viêm Họng Bằng Trà
Một tách trà nóng có thể lập tức làm dịu cơn đau họng, trà đen hay trà xanh đều có các chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chống nhiễm trùng. Để thêm phần công hiệu, bạn có thể pha trà với một muỗng cà phê mật ong để vừa dễ uống, vừa tăng cường tính kháng khuẩn và giúp bạn mau lành bệnh.
9. Chữa Viêm Họng Tại Nhà Bằng Lá Tía Tô
Tía tô có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, bổ phế… nên được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà. Hiện này có 2 cách chữa viêm họng dân gian từ lá tía tô được áp dụng phổ biến nhất là:
Cách chữa viêm họng tại nhà cho trẻ em từ tía tô: Chuẩn bị tía tô, hoa khế, hoa đu đủ được mỗi thứ 5g, đường phèn 15g. Đem tía tô và các loại hoa rửa sạch cho vào chén. Thêm đường phèn vào chén rồi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Dùng nước cốt sau khi ấp, cho bé uống 3 lần trong ngày.
Cháo tía tô chữa viêm họng cho người lớn: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành đỏ bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Gạo đem vo sạch, nấu nhừ thành cháo, sau đó nêm nếm cho vừa ăn. Cuối cùng cho tía tô vào nồi. Bệnh nhân nên ăn cháo lúc nóng và ăn hằng ngày.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG ?
Viêm họng là căn bệnh rất dễ mắc phải mỗi khi thời tiết thay đổi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh này lại gây ra sự uể oải, mệt mỏi, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Phòng ngừa viêm họng không khó, bạn chỉ cần:
Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi chạm vào mũi hay miệng và trước khi chế biến thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện, bạn cần rửa tay bằng xà phòng có thành phần Ion Bạc, nước rửa tay diệt khuẩn dưới vòi nước để rửa trôi đi các chất có chứa virus bám trên tay.
Súc miệng bằng nước muối ấm: Việc này giúp tẩy trùng họng và khoang miệng hiệu quả. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng ít nhất 2 – 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và tối (sau khi đánh răng) để giúp giảm thiểu sự kích thích do tình trạng viêm nhiễm gây ra.
“Bảo vệ” kỹ lưỡng khi ra đường: Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Chính vì vậy, mỗi khi ra đường, bạn cần đeo khẩu trang có tính năng phòng độ, mặc áo khoác dài tay, đeo bao tay, vớ để hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để “đánh bật” các loại virus gây viêm họng ẩn nấp trong nhà, đồng thời giúp nhà cửa trở nên thoáng mát, sạch sẽ hơn.
Mrs Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…