Trong y học cổ truyền phương đông, rượu được xem là chất dẫn thuốc tốt nhất để phát huy công dụng của một số loại thảo dược. Vì thế mà trong dân gian luôn lưu truyền những bài thuốc giúp chị em có làn da tươi trẻ, tăng khí huyết, bổ thận, bổ não... giúp ăn ngon ngủ tốt, sống lâu thêm tuổi thọ.
Khi bước sang tuổi xế chiều, sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người già đều suy giảm, nên nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đặc biệt là khi thời tiết có nhiều biến đổi như mùa hè, nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu. Để bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi trong những ngày hè oi bức bạn có thể kham khảo một số bệnh người cao tuổi thường gặp và những Cách phòng bệnh cho người cao tuổi vào ngày hè tốt nhất sau đây.
Theo đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa...
Người cao tuổi là đối tượng thường bị tăng cholesterol xấu trong máu, nguyên nhân là do các cơ quan chức năng trong cơ thể bị suy yếu khiến cho việc chuyển hoá và loại bỏ cholesterol xấu không còn được như trước. Nếu cholesterol vượt quá mức quy định không được kiểm soát thì có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Vậy có cách nào để giảm lượng cholesterol xấu ở người già, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Cây cam thảo là một cây thuốc quý. Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Cam thảo là một loại dược liệu quý, nguyên liệu này được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông dược. Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong các bài thuốc nên được sử dụng khá phổ biến. Các bài thuốc hay từ cam thảo được ghi chép lại từ các bài thuốc chữa bệnh của Đông y.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc.
Y học cổ truyền đã chứng minh, cây đinh lăng có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh. Phần rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Phần lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Phần thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. Trên thế giới, củ sen được xem là thực phẩm mang nhiều may mắn và có công dụng kỳ diệu cho sức khỏe.
Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm.
Cáp giới là tên thuốc trong y học cổ truyền, Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Chiều dài có thể từ 15-20cm, ngang 5-7cm, đuôi nhỏ và dài 15-17cm. Đầu bẹp, 4 chân, mỗi chân 5 ngón, tạo thành hình chân vịt, da sần sùi, có vẩy nhỏ hình tròn hoặc nhiều cạnh, nhiều màu có thể xanh lá mạ, xanh rêu, xanh nhạt hay đỏ nâu, nhạt thay đổi tùy theo cảnh vật xung quanh để nó có thể lẩn tránh khi ở trên cây. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất của con vật, khi tổn thương có thể mọc lại.
Bộ phận dùng làm thuốc: cả con đã chế biến bằng cách nhúng nước sôi hoặc dùng rượu làm sạch lông, vẩy, loại bỏ phủ tạng, đầu (chặt từ sau hai u mắt) và bàn chân.
Có thể dùng tươi hay tẩm rượu nướng vàng. Dược liệu vị mặn, tính ấm; quy vào hai kinh phế, thận.
Tác dụng bổ phế khí, ích tinh huyết, bổ thận dương dùng trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, hư lao, ho ra máu, các chứng lưng đau, gối mỏi, tai ù, sinh lý kém, liệt dương, di tinh, các trường hợp suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Sau đây là một số bài thuốc điển hình:
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp.
Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các cơ quan trong cơ thể ngày càng trở nên lão hóa, trong đó mắt là một trong các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì vậy mà người già thưởng mắc các bệnh về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi rất nhiều. Sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu đến bạn một số bệnh về mắt thường gặp ở người già, để giúp bạn có phương pháp phòng tránh và khắc phục tốt hơn cho những người cao tuổi trong gia đình.