Lá Mơ Lông Và Những Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Lá mơ lông là một loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến, thường được dùng để ăn kèm với các món ăn nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… Lá mơ lông có màu khá đẹp, một mặt lá màu tía, một mặt màu xanh, có nhiều lông nhỏ trên các gân lá. Đây không chỉ là một loại rau ăn kèm mà còn là vị thuốc hay có sẵn trong vườn nhà và có công dụng tốt với nhiều loại bệnh khác nhau.

Lá Mơ Lông Và Những Tác Dụng Đối Với Sức KhỏeLá Mơ Lông Và Những Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe

Trong y học cổ truyền, lá mơ lông thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Để biết chi tiết hơn về công dụng và các bài thuốc hay có sử dụng lá mơ lông, mời Bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.

MÔ TẢ VỀ CÂY LÁ MƠ

Tên khác: Mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông

Tên khoa học: Paederia tomentosa

Họ: Cà phê

Đặc Điểm Thực Vật

Cây lá mơ thuộc dạng thân leo, dễ phát triển. Cây có lá hình trứng, mọc đối, một đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên. Ở giữa lá có đường gân nổi rõ được bao phủ bằng một lớp lông mịn ở trên. Phía dưới lá có cuống mảnh.

Hoa cây lá mơ mọc thành chùm ở nách lá hoặc trên ngọn, hình loa kèn. Hoa có 6 cánh màu trắng, ở giữa màu tím nhạt. Quả hơi tròn, dẹt, được bao phủ bằng một lớp vỏ mỏng màu vàng. Bên trong quả chứa 2 nhân dẹt, có cánh màu nâu đen.

Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi thối khó chịu. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh và rất dễ phát triển.

Hiện tại Việt Nam có khoảng 5 loại cây lá mơ khác nhau. Trong đó, lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.

Phân Bố

Cây lá mơ được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên nhiều nhất là ở các vùng Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam.

Ở nước ta, cây có mặt ở khắp nơi. Nó được trồng làm hàng rào và lấy lá làm thực phẩm, dược liệu. Ngoài ra, cây còn phát triển ở các bụi rậm, bờ vườn.

Bộ Phận Dùng

 

 

Lá mơ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Đôi khi thân và rễ cũng được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh.

Thu Hái, Sơ Chế

Lá mơ được thu hái bất kì thời điểm nào trong năm. Lá đem về sẽ được đem sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc phơi khô với số lượng lớn dùng dần.

Phần thân, rễ cũng được đem cắt ngắn. Dùng tươi hoặc phơi khô.

Bảo Quản

Dược liệu phơi khô cần được cất trong bao ni lông hoặc hũ có nắp đậy kín và để nơi thoáng mát. Lá mơ khô rất dễ bị mốc nên tránh để nơi ẩm ướt.

Thành Phần Hóa Học

Lá mơ chứa nhiều tinh dầu, trong đó bao gồm các chất như:

+ Bisulfur carbon

+ Alcaloid

+ Paederin

+ Scanderoside

+ Sulfur dimethyl disulphit

Ngoài ra, phân tích thành phần của lá mơ, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy methyl mercaptan. Đây chính là hoạt chất tạo nên mùi thối đặc trưng của loại lá này.

Tính Vị

+ Lá mơ lông có tính bình, mát, vị ngọt, hơi đắng

Tác Dụng Dược Lý Của Lá Mơ Lông Và Chủ Trị

 

 

Nghiên cứu hiện đại cho thấy hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó thành phần paederin ( alkaloid ) cũng thể hiện hoạt tính sinh lý cao đối với hệ thần kinh của người.

Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng, giảm ho. Chủ trị các chứng:

+ Tiêu chảy

+ Ăn không tiêu

+ Đau nhức xương khớp

+ Phong thấp

+ Kiết lỵ, lỵ amid

+ Suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém ở trẻ em

+ Ho gà

+ Chấn thương, nhiễm trùng ngoài da

+ Viêm tai giữa và một số căn bệnh khác.

CÁC BÀI THUỐC SỬ DỤNG LÁ MƠ

1. Điều Trị Bệnh Khớp Ở Người Già

 

 

Người già thường bị phong thấp, đau nhức, nhức mỏi khi thay đổi thời tiết. Có 3 cách từ lá mơ lông có thể giúp giảm đau hiệu quả.

Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể lấy cả thân lá cây đều được.

Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi, hãm như trà. Sau đó, rót nước ra một cái cốc và cho thêm rượu vào để uống. Rượu có tác dụng dẫn thuốc chạy khắp cơ thể giúp giảm đau nhanh hơn.

Cách 3: Băm nhỏ cả cây gồm thân và lá mơ lông, sau đó phơi khô, 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày là uống được. Rượu này có thể trong uống ngoài xoa. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly.

2. Chữa Ăn Không Tiêu, Sôi Bụng

Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.

3. Điều Trị Bệnh Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Nhỏ

+ Chuẩn bị: Lá mơ lông tươi

+ Cách dùng: Rửa lá mơ lông cho sạch rồi đem hơ trên lửa cho héo. Vò lá rồi nhét vào bên lỗ tai bị bệnh. Thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm. Lá mơ sẽ hút hết mủ và dịch trong tai, đồng thời sát khuẩn, giúp trẻ bớt đau.

4. Trị Tiêu Chảy Do Nhiệt

+ Chuẩn bị: 16 gam lá mơ và 8 gam nụ sim

+ Cách dùng: Kết hợp 2 nguyên liệu trên sắc với 500ml nước. Đun lửa liu riu cho đến khi nước sắc cô đặc còn khoảng 200ml thì ngưng. Gạn ra chia 2 lần uống. Bài thuốc này dùng trong các trường hợp bị đi lỏng nhiều lần trong ngày, phân có mùi khẳm kèm theo tình trạng chướng hơi, đau quặn bụng, môi khô, hay khát nước, nóng rát ở hậu môn, nước tiểu màu vàng đậm.

5. Chữa Viêm Đại Tràng Và Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS)

 

 

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng lá mơ lông trong điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng, sa trực tràng…

Y học hiện đại cũng chứng minh, lá mơ chứa các thành phần hóa học như: Protein, Caroten, Vitamin C và tinh dầu… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

Những người gặp phải hiện tượng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, thường xuyên bị đầy bụng, chướng hơi… có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để cải thiện triệu chứng trên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ lá mơ như sau:

+ Lá mơ rửa sạch, băm nhỏ.

+ Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước.

+ Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau.

+ Chưng cách thủy cho đến khi chín và ăn ngay lúc nóng.

Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

6. Chữa Bệnh Đau Dạ Dày

+ Chuẩn bị: 30g lá mơ

+ Cách dùng: Say nhuyễn lá mơ cùng một cốc nước đun sôi để nguội và lọc nước uống. Dùng một lần mỗi ngày trong một thời gian để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

7. Điều Trị Bí Tiểu Do Sỏi Thận

 

 

+ Chuẩn bị: 100g lá mơ

+ Cách dùng: Sắc lá mơ lấy nước chia làm 2 – 3 phần đều nhau uống hết trong ngày

8. Điều Trị Nhiễm Giun Sán, Giun Kim

Cách 1: Chuẩn bị 50g lá mơ tươi, một ít muối ăn. Xay lá mơ lấy nước cốt rồi thêm muối vào quậy tan. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy.

Cách 2: Lấy ngọn non và lá mơ ngâm trong nước đun sôi để nguội vài tiếng. Dùng nước này tháo thụt hậu môn vào buổi tối trước khi đi ngủ để trị giun kim.

9. Chữa Co Giật

+ Chuẩn bị: 15 – 60g lá mơ tươi, vài hạt muối ăn

+ Cách dùng: Say nhuyễn lá mơ cùng 1 bát nước ấm. Lọc nước cốt, thêm muối vào quấy đều cho tan. Uống hỗn hợp này trước khi ăn.

10. Làm Mau Lành Vết Thương Ngoài Da

+ Chuẩn bị: Vài cái lá mơ lông

+ Cách dùng: Giã nát lá mơ lông và đắp trực tiếp vào khu vực tổn thương mỗi ngày 2 lần. Trước khi dùng lưu ý rửa kỹ lá mơ với nước muối để diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng cho vết thương.

11. Điều Trị Bệnh Thấp Khớp, Bí Tiểu Tiện

+ Chuẩn bị: 60g lá mơ tươi

+ Cách dùng: Đun sôi 300ml nước rồi cho lá mơ vào. Nấu thêm 15 phút nữa, vớt bỏ xác lá. Nước giữ lại để nguội còn hơi âm ấm uống hết trong 1 lần.

12. Trị Cảm Lạnh

 

 

+ Chuẩn bị: 25 lá mơ

+ Cách dùng: Ăn sống kèm với cơm hoặc hấp chín ăn

13. Điều trị viêm loét

+ Chuẩn bị: 1 nắm lá mơ lông

+ Cách dùng: Xay nhuyễn lá mơ với một chén nước bằng máy xay sinh tố. Lọc nước chia 3 lần uống.

14. Điều Trị Bệnh Kiết Lỵ

Cách 1: Xay 60g lá mơ lông với 1 bát nước ấm và vài hạt muối ăn. Lọc nước uống trước bữa ăn

Cách 2: Nguyên liệu cần có gồm 1 nắm lá mơ và 1 quả trứng gà. Cắt nhỏ lá mơ rồi đập trứng vào đánh lên cho đều, đem rán chín ăn 1 – 2 lần mỗi ngày.

Cách 3: Dùng lá mơ lông và lá phèn đen mỗi thứ 1 nắm. Giã lấy nước cốt uống ngày 2 – 3 lần.

Cách 4: Dùng lá mơ và lá cổ trâu mỗi loại 20g, lá lốt và nụ sim mỗi loại 10g. Đem hỗn hợp trên sắc cùng 700ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần.

Cách 5: Chuẩn bị 30g lá mơ, 20g mã xì hiện, 25g cỏ sữa, 5g sơn kỳ lương, 5g bạch thược, vỏ măng cụt và hạt cau khô mỗi loại 10g. Sắc uống tương tự như bài thuốc số 4.

15. Chữa Bệnh Ho Gà

+ Chuẩn bị: 150g lá mơ, 250g đẹt ác, 250g cỏ mần trầu, 250g cỏ mực, 250g rễ chanh, 50g gừng tươi, 100g vỏ quýt, 150g cam thảo dây, 250g rau má, đường kính.

+ Cách dùng: Tất cả các vị thuốc đem sắc cùng 6 lít nước. Nấu cạn còn 1 lít thêm đường vào sao cho hơi ngọt là được. Chia uống 3 lần, mỗi ngày 1 thang.

16. Trị Mụn, Chữa Bệnh Ghẻ

+ Chuẩn bị: Vài cái lá mơ

+ Cách dùng: Rửa sạch lá mơ, giã nát lấy nước cốt chấm trực tiếp lên các nốt ghẻ hoặc mụn.

17. Ngăn Ngừa Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ Em

+ Chuẩn bị: 20g rễ cây lá mơ và 1 cái dạ dày lợn

+ Cách dùng: Cà 2 nguyên liệu đem rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi hầm nhừ. Thêm một ít gia vị vào cho trẻ ăn 2 tháng 1 lần.

18. Thuốc Tẩy Giun Từ Lá Mơ

 

 

+ Chuẩn bị: 50g lá mơ, 50g bột hạt trâm bầu và 100g bột nếp.

+ Cách dùng: Đem hỗn hợp trên nhồi với 1 ít nước, vo viên, hấp cách thủy cho chín. Ăn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lưu ý không ăn thêm gì khác mà nhịn đến trưa. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày sẽ giúp làm sạch giun trong đường ruột.

19. Chữa Bệnh Nấm Ngoài Da, Chàm (Eczema) Và Bệnh Giời Leo

+ Chuẩn bị: 1 nắm thân và lá mơ.

+ Cách dùng: Nghiền nát bôi vào khu vực da bị tổn thương

20. Làm Tăng Tiết Sữa Ở Phụ Nữ Sau Sinh

+ Chuẩn bị: Bột nếp, lá mơ

+ Cách dùng: Lá mơ cắt nhỏ rồi đem nhồi với bột nếp sao cho hỗn hợp hơi dền dệt. Cho lên bếp xào nóng chườm vào hai bên ngực trong khoảng 1 tiếng sẽ kích thích tiết ra nhiều sữa hơn.

21. Giảm Đau Và Các Triệu Chứng Khó Chịu Khi Bị Đau Bụng, Chướng Hơi, Bí Tiểu

+ Chuẩn bị: 15 – 60g lá mơ

+ Cách dùng: Sắc lá mơ đã chuẩn bị cùng với 3 chén nước. Gạn lấy nước sắc pha chung với 1 chén nước ép trái cây bất kì và uống ngày 1 lần. Hỗn hợp này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, làm tăng vị giác.

22. Cách Sử Dụng Lá Mơ Lông Điều Trị Bệnh Lỵ Amip

+ Chuẩn bị: 50g lá mơ lông, 150g cỏ mực, 30g lá đại thanh, 12g dây ba mươi, 16g hạt cau khô, 8g vỏ cây đại.

+ Cách dùng: Hạt cau khô sao vàng, vỏ cây đại cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài sao vàng. Đem tất cả sắc uống ngày 3 lần. Uống sau khi ăn 30 phút. Dùng mỗi ngày 1 thang liên tục trong 2 tuần. Trường hợp đi ngoài nhiều lần thì cắt giảm vỏ đại.

23. Chữa Ăn Không Tiêu Dẫn Đến Đau Tức Thượng Vị

 

 

+ Chuẩn bị: 30 – 60g rễ hoặc dây mơ tươi ( tương đương 10 – 20g khô )

+ Cách dùng: Sắc uống 3 lần trong ngày

24. Bài Thuốc Trị Bệnh Gout Từ Lá Mơ

+ Chuẩn bị: Lá và dây mơ

+ Cách dùng: Dây mơ cắt khúc ngắn đem phơi khô cùng với lá, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 30 – 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống.

25. Giãn Gân, Hoạt Lạc

+ Chuẩn bị: Rễ cây lá mơ, chân giò lợn

+ Cách dùng: Đem 2 thứ nấu thành canh ăn mỗi tuần 2 – 3 lần

Như vậy, tác dụng lá mơ không chỉ giúp tạo cảm giác ngon miệng mà còn giúp phòng và trị một số bệnh rất hiệu quả. Ở Ấn Độ, Philippines, Malaysia, người dân dùng lá mơ lông giảm đau, kích thích ăn ngon miệng, thèm ăn. Chiết xuất tinh dầu lá mơ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều trị ho. Ngoài ra, trong các sách xưa cũng viết nhiều về công dụng lá mơ và hạt của nó như bổ hư lao, bổ trung, ích khí, ích tinh.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ MƠ

Lá mơ được đánh giá là khá an toàn khi dùng theo đường uống và đường bôi ngoài da. Mặc dù vậy khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý:

+ Khi dùng lá mơ tươi giã lấy nước, bạn cần rửa lá mơ thật sạch và rửa qua nước đun sôi để nguội để đảm bảo vệ sinh.

+ Lá mơ có tác dụng tiêu hủy protein nên thường được ăn kèm với các món ăn nhiều chất đạm như thịt chó, gỏi,…để giảm cảm giác đầy bụng, nóng bụng, khó tiêu. Vì vậy, khi ăn các món ăn nhiều đạm bạn nên ăn lá mơ kèm theo.

+ Không dùng lá mơ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại lá này

+ Khi áp dụng một số bài thuốc từ lá mơ để chữa bệnh, bạn cần được bác sĩ chuẩn đoán, tư vấn cụ thể để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Mrs Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

19/05/2018

"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."

19/05/2018

Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...

19/05/2018

Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.

19/05/2018

Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.

Xem nhiều

Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới. 

Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!

Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.