Cây Mù U Sao Được Ví Như Thần Dược Trong Các Bài Thuốc Dân Gian

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Cây mù u tựa như một bảo vật thiên nhiên, giữ trong mình bí mật của sức khỏe và y học dân gian. Với vẻ đẹp dịu dàng nhưng đầy sức sống, cây mù u không chỉ là một phần của cảnh quan mà còn là nguồn dược liệu quý giá.

Cây Mù U Sao Được Ví Như Thần Dược Trong Các Bài Thuốc Dân GianCây Mù U Sao Được Ví Như Thần Dược Trong Các Bài Thuốc Dân Gian

Vậy hôm nay | thuocthang.com.vn mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết về cây mù u cùng những tác dụng và những bài thuốc dân gian từ mù u nhé.

1. Tìm hiểu về cây mù u

Cây Mù U hay còn được gọi là Đồng hồ, Hồ đồng, cây Cồng, Khung tung, Khchyong thuộc họ măng cụt. Mù u là một loại cây lớn, có thể cao tới từ 20 – 25m với đường kính thân trung bình khoảng 30 – 35cm. Cành non nhẵn và tròn. Lá lớn, thon dài và mỏng, mọc đối nhau.

Lá cây có gân phụ nhỏ rất nhiều, nổi rõ ở cả 2 mặt, song song và gần như thẳng góc với gân chính. Phần cuống lá dày và bẹt.

Cụm hoa mọc thành chùm ở ngọn cành hoặc nách lá, thường có từ 5 – 16 hoa. Hoa có màu trắng hoặc vàng cam, gồm 4 lá đài, 4 cánh với rất nhiều nhị xếp thành 4 - 6 bó. Bầu có một lá noãn và một noãn dính gốc, một vòi nhụy.

Quả hạch có hình trứng hoặc hình cầu, khi chín sẽ có màu vàng nhạt. Trong quả chứa một hạt có vỏ dày cùng 1 lá mầm lớn dầy dần. Mùa hoa vào khoảng từ tháng 2 - 6 còn mùa quả thường từ tháng 10 - 12.

 

Tìm hiểu về cây mù u

 

Thu hoạch và chế biến: Phần quả thu hái tốt nhất là khi cây đã sống được 7 – 10 năm tuổi. Quả chín và tự rụng rồi khô vỏ thường sẽ cho nhiều dầu nhất. Nên thu hái từ khoảng tháng 10 cho tới tháng 2 năm sau. Phần hạt có thể dùng tươi hoặc ép để lấy dầu.

Phần nhựa có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào trong năm, thường đem đi phơi khô và tán thành bột. Rễ và lá dược liệu cũng có thể thu hái quanh năm, đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản dùng dần.

2. Thành phần hóa học

Hạt mù u chứa từ 41 - 51% dầu, hoặc có thể lên đến 73% nếu chỉ tính nhân hạt. Từ dầu thô này có thể tách ra 71,5% dầu béo và 28,5% nhựa, có loại chứa tới 90,3% dầu béo.

Dầu thô từ hạt Mù u có màu xanh lục sẫm, có mùi đặc biệt, vị đắng và rất sánh. Dầu thô đã được loại nhựa (dầu béo) sẽ lỏng hơn và có màu nâu vàng. Trong dầu béo có stearin, panmitin, olein và arachidin.

Nhựa mù u lấy được từ dầu thô có màu nâu sẫm, tan trong carbon sunfua, benzen, cồn, ete dầu hỏa và các dung môi hữu cơ khác.

 

Thành phần chất chứa trong mù u

 

Trong những năm gần đây, dầu Mù u đã được nghiên cứu kỹ hơn. Người ta chiết được acid calophylic, chất calophylotlid và một chất lacton từ hạt Mù u. Từ acid calophylic và chất calophylotlit chiết ra được acid benzoic và axetonphenon. Chất lacton đem xà phòng hóa cho axit calophylic.

Thân cây mù u có chứa một loại nhựa màu lục nhạt, cũng dùng làm thuốc. Trong vỏ cây chứa 11,9% tanin.

Trong lá, vỏ cây và rễ có chứa axit xyanhydric và một chất saponin.

 

3. Tác dụng của mù u

Theo Tây Y :

Sau quá trình nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng mù u sở hữu khá nhiều dược tính đặc biệt như:

+ Hợp chất Calophyllolid trong mù u có khả năng giảm phù nề (theo thực nghiệm trên chuột bạch).

+ Tinh dầu mù u hỗ trợ làm lành vết thương nhẹ khá nhanh.

+ Trong vỏ và thân của cây mù u chứa một hợp chất dễ tương tác với amphetamin và barbituric làm hạ huyết áp, giúp người dùng ngủ ngon hơn.

+ Các hợp chất tìm thấy trong rễ mù u hỗ trợ hạ huyết áp, làm mát cơ thể.

 

Những tác dụng của mù u

 

+ Tinh dầu mù u hỗ trợ trị ghẻ lở khá hiệu quả, là thành phần có mặt trong nhiều loại thuốc trị bỏng, trị mụn nhọt.

Hiện nay, không ít cơ sở y tế đã ứng dụng chế phẩm chứa tinh dầu mù u vào phác đồ điều trị vết thương, điều trị bỏng. Kết quả cho thấy những loại tinh dầu này kháng khuẩn khá hiệu quả, giúp làm sạch mủ và ngăn chặn mùi hôi xuất hiện trên vết thương.

Theo Đông Y :

Trong Đông Y, từ lâu người ta đã biết sử dụng nhựa và tinh dầu mù u điều trị các chứng bệnh thường gặp. Nhựa mù u nguyên chất thường có màu xanh lục nhạt, vị đắng hoặc hơi mặn, tính hàn hỗ trợ giải độc tốt.

Tinh dầu ép từ quả mù u hat được dùng để điều trị chứng bệnh da liễu. Trong khi đó nhựa mù u cũng có khả năng trị mụn nhọt khá hiệu quả, trị chứng họng sưng gây khó nuốt.

Nhựa mù u khi kết hợp cùng một vài loại thảo dược khác còn hỗ trợ điều trị chứng loét chân răng, cầm máu chân răng. Tuy vậy, quá trình điều trị chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng bệnh, đúng hướng của thầy thuốc.

4. Bài thuốc dân gian từ cây mù u

Chữa bệnh đau dạ dày

 

Mù u giúp chữa đau dạ dày

 

Chuẩn bị: 20g bột vỏ mù u, 14g bột cam thảo, 1g bột quế, tá dược vừa đủ.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem làm thành 100 viên. Mỗi lần uống 4 viên với tần suất 2 lần/ngày.

Chữa viêm răng thối loét

Chuẩn bị: Nhựa mù u cùng với bột hoàng đơn.

Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem trộn đều rồi bôi liên tục vào chân răng để ức chế tình trạng viêm.

Chữa đau xương khớp do phong thấp, chấn thương, thận hư

Chuẩn bị: 40g rễ mù u.

Thực hiện: Đem dược liệu cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước. Đun trên lửa nhỏ trong 30 phút. Chia lượng thuốc thu được làm 3 lần uống trong ngày, dùng với liều 1 thang/ngày.

Chữa chảy máu răng, lợi tụt xuống

 

Mù u và những bài thuốc dân gian

 

Chuẩn bị: Rễ mù u cùng với rễ câu kỷ với lượng bằng nhau.

Thực hiện: Cho hết dược liệu vào ấm sắc lấy nước. Dùng nước ngậm nhiều lần trong ngày. Lưu ý ngậm vài phút rồi nhổ ra, tuyệt đối không nuốt.

Bài thuốc giải độc

Chuẩn bị: Nhựa mù u hoặc 120 gỗ chẻ nhỏ.

Thực hiện: Nếu là nhựa thì đem hòa trực tiếp với nước sôi ấm. Uống nhiều lần và cố móc họng để nôn hết ra. Còn đối với gỗ thì đem sắc lấy nước uống nhiều lần.

Chữa mụn nhọt, ghẻ lở

Chuẩn bị: Hạt mù u giã nhỏ và 1 ít vôi.

Thực hiện: Các vị thuốc trên cho thêm ít nước đun sôi để nguội làm thuốc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương. Hoặc cũng có thể dùng dầu mù u trộn với vôi rồi chưng lên để bôi.

Hy vọng rằng với những chia sẽ trên đây của thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cây mù u và những bài thuốc dân gian từ nó nhé !.

Sky

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

19/05/2018

"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."

19/05/2018

Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...

19/05/2018

Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.

19/05/2018

Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.

Xem nhiều

Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới. 

Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!

Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.