Cây bùm bụp (Erythrina variegata) thuộc họ Đậu (Fabaceae), thường mọc hoang dã và được biết đến với tên gọi độc đáo như "bùm bụp" do hình dạng của hoa giống như bụp nở. Với vẻ đẹp tự nhiên và sức sống mãnh mẽ, cây bùm bụp không chỉ là một phần của cảnh đẹp Bình Định mà còn là vị thuốc quý giá.
Vậy hôm nay | thuocthang.com.vn mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết về loài cây bùm bụp cùng những tác dụng và những bài thuốc dân gian từ bùm bụp tại bình định nhé.
1. Tìm hiểu về cây bùm bụp
Tên gọi khác: Bùng bục, Bục bục, Bông bét, cây lá ngõa kok po hou
Tên khoa học: Mallotus barbatus Muell. Et Arg
Thuộc họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)
Bùm bụp là một loại cây nhỡ, với chiều cao từ 1,5 – 2m. Cành non của dược liệu có nhiều lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, đầu lá dài nhọn, phiến lá hình tim, phía cuống tròn hoặc thẳng góc với cuống, hơi thành 3 thùy cắt không sâu hoặc mép nguyên. Lá dược liệu có chiều dài rộng khoảng 15 – 18cm. Khi còn non, mặt dưới của lá tồn tại các lông màu vàng nhạt. Khi già lá có thể nhẵn. Các cuống dài và được bao phủ bởi một lớp lông màu vàng.
Vào tháng 4 và tháng 5 là mùa hoa ở miền Bắc. Vào tháng 8 và tháng 9 là mùa quả. Hoa khác gốc. Chúng mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa đực dài và nhỏ hơn những hoa cái. Bông hoa được hình thành với chiều dài tới 20cm. Dược liệu có quả xuất hiện với lông cứng to dài. Hạt nhỏ, có màu đen. Hạt chỉ lớn hơn đầu đinh ghim một chút.
Bộ phận dùng: Vỏ thân cây, hạt và rễ Bùm bụp.
Thu hái: Quanh năm. Đặc biệt là vào tháng 8 và tháng 9.
Chế biến: Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu vào loại bỏ tạp chất. Mang dược liệu phơi khô hoặc dùng tươi sắc thành nước uống, nấu thành cao hoặc tán thành bột để dùng dần
Bảo quản: Dược liệu nên được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm móc.
2. Tác dụng của bùm bụp
Cây bùm bụp là loại dược liệu quý, có vị hơi đắng và chát, tính bình. Mỗi bộ phận của cây có những tác dụng khác nhau. Lá và vỏ có tác dụng cầm máu, tiêu viêm; rễ có tác dụng hoạt huyết, thu liễm, bổ vị tràng. Trong dân gian, rễ bùm bụp có tác dụng chữa một số bệnh như:
+ Viêm gan mạn tính
+ Sưng gan lá lách
+ Sa tử cung và trực tràng
+ Viêm ruột tiêu chảy
+ Huyết trắng, phù thũng khi mang thai.
Người dân một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh dùng ép hạt để lấy dầu dùng thắp đèn hay nến. Ở Trung Quốc người ta thường dùng vỏ thân cây bùng bục để sát trùng, chữa nôn mửa, nấu cao dán lên mụn nhọt có tác dụng đỡ mưng mủ và lên da non. Gần đây người ta còn thấy vỏ cây này có tác dụng giúp ích sự tiêu hóa, chữa đau dạ dày và loét tá tràng có kết quả.
3. Bài thuốc dân gian từ bùm bụp ở Bình Định
Điều trị sưng gan lách, viêm gan mạng tính:
Dùng 15 gram rễ dược liệu, 30 gram rễ muỗng truồng, 30 gram rễ sim. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và phơi khô. Cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc. Khi trong nồi thuốc chỉ còn lại 300ml nước. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Điều trị sa tử cung và trực tràng:
Dùng 30 gram rễ dược liệu và 15 gram rễ kim anh. Sau khi rửa sạch, mang các vị thuốc phơi khô. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Điều trị băng huyết sau khi sinh:
Dùng 15 gram vỏ thân khô Bùng bục, 12 gram cành lá chua ngút, 15 gram rễ vú bò, 15 gram thân cây lấu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Điều trị sa tử cung:
Dùng 40 gram rễ dược liệu, 40 gram trái kim anh, 40 gram vú bò lá xẻ, 20 gram đảng sâm, 20 gram rễ thầu dầu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và loại bỏ tạp chất. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Trị viêm gan mạn tính, sưng gan lách:
Chuẩn bị 15g rễ Bùng bục, rễ Muỗng truồng và rễ Sim, mỗi loại 30g.Sắc lấy nước để uống, sẽ đỡ nhiều.
Với những ưu điểm về vẻ đẹp tự nhiên và tác dụng y học dân gian tuyệt vời, cây bùm bụp là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa Bình Định. Mà còn là một vị thuốc tuyệt vời của vùng đất võ y này !.
Sky
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…