TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ CÂY DỨA DẠI
Cây dứa dại có tên khoa học là Pandamus tectorius Sol, thường được gọi với nhiều cái tên khác như: dứa núi, dứa gai, dã ba la, sơn ba la, lộ đầu từ,... Đây là một loại cây thuộc họ Pandamus (Dứa dại).
1, Đặc điểm của cây dứa dại
Dứa dại là một cây thuốc rất quý. Chiều cao trung bình của cây dứa dại khoảng 3m đến 4m, phân nhánh ở ngọn, thân cây có rất nhiều rễ phụ rủ xuống đất. Lá cây dài khoảng 1m-2m, mọc thành chùm ở đầu nhánh, mép lá có nhiều gai sắc nhọn, chính giữa là có một đường gân.
Cụm hoa mang quả sẽ phát triển thành khối có hình dạng giống với quả trứng, có cuống, dài 15-25cm, quả dứa dại có màu xanh và sẽ chuyển sang màu vàng cam khi chính. Quả hạch phẳng, có góc cạnh và ở đỉnh tạo thành hình bướu, có nhiều hốc, nhiều cạnh.
2, Phân bố và cách thu hoạch cây dứa dại
Ở Việt Nam, cây dứa dại được trồng và mọc dại ở rất nhiều nơi, đặc biệt là những nơi như: dọc bờ ngoài nước mặn, ven biển, rừng ngập mặn, các bãi ẩm có cát hoặc dọc bờ sông, bờ ao ở trong đất liền. Những địa phương có nhiều cây dứa dại là: Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Nai,...
Cây dứa dại cũng xuất hiện tại rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước: Srilanka, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc,...
Người ta thường thu hoạch rễ của cây dứa dại khi nó còn non, rủ xuống nhưng chưa bám vào đất sau đó rửa sạch, thái lát vào bảo quản bằng cách sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Phần màu trắng của cuống lá khi còn non có thể dùng để ăn. Quả của cây dứa dại sau khi thu hoạch sẽ được thái mỏng và phơi khô.
3, Cây dứa dại có những thành phần hóa học nào ?
Chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chỉ ra được những thành phần hóa học có chứa trong cây dứa dại. Tuy nhiên, hoa của cây dứa dại có chứa rất nhiều tinh dầu benzyl và người ta thường lấy hạt chưng cất hạt của phấn hoa và lá bắc để lấy hương liệu và nước thơm.
Trong Đông Y, phần đọt non của lá cây dứa dại có vị ngọt và tính lạnh có tác dụng rất tốt đối với việc giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Quả của cây dứa dại có tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để cường tâm, ích huyết, giải rượu, ;tiêu đờm… Rễ cây có tính mát, vị ngọt nhạt và hoa có tính lạnh, vị ngọt có công dụng điều trị tiêu chảy do nhiệt độc, trừ thấp nhiệt.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA DỨA RỪNG VÀ CÁCH DÙNG
Quả dứa có vị chua và tính bình, sinh tân dịch, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Quả dứa rừng đem sắc lấy nước uống có tác dụng giải khát, nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn của cây dứa thì giúp thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, rễ dứa có tác dụng lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, tiểu tiện không thông.
Có thể loại bỏ sỏi bằng cách lấy quả dứa dại và kim tiền thảo, mỗi loại 30g sắc với 2,5 lít nước. Cho người bệnh uống như uống trà, uống thường xuyên, một thời gian sỏi thận sẽ tiêu biến. Người không bệnh uống nước dứa sắc giúp hạ nhiệt cơ thể, giảm mụn nhọt, có lợi cho người dùng bia rượu.
Trong quả dứa, đọt lá và rễ của cây đều chứa chất Silymarin có tác dụng ổn định màng tế bào, ngăn cản chất độc đi vào gan. Silymarin có khả năng ức chế sự biến đổi của gan theo chiều hướng có hại, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi colagen nhằm ngăn ngừa bệnh xơ gan.Không những thế, hoạt chất Silymarin còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan, tăng cường các chức năng của gan, đồng thời kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào cũ, phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại.
Vì dứa dại có vị ngọt, tính bình nên nước ép của nó được xem như là thần dược để làm mát gan, giải độc gan, thanh nhiệt. Nhờ tác dụng đó mà việc uống nước dứa dại thường xuyên sẽ mang lại cho bạn một làn da mịn màng, tươi sáng, thải độc tố cho da giúp da ít bị mụn và khô ráp.
Thành phần của quả dứa dại còn có chứa rất nhiều khoáng chất rất tốt cho da. Đọt non của dứa thì chứa resveratrol – một chất chống oxy hóa tự nhiên, là thành phần phổ biến của dược phẩm chống lão hóa. Bên cạnh đó, lá non của cây dứa dại có chứa tinh dầu – dưỡng chất giúp giảm quá trình hấp thụ calo, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
Phái đẹp nếu muốn có làn da trắng đẹp, hay muốn sạch mụn nám và tàn nhang có thể uống nước ép của quả dứa thường xuyên hoặc giã nát đọt non bôi lên da mặt.
Trong quả dứa dại có chứa hợp chất resveratol, làm giảm lượng tế bào chất béo trong cơ thể đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các preadipocytes ( mô mỡ ), đồng thời giảm thiểu sự tích lũy của chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, hợp chất resveratol này còn có tác dụng làm giảm sự tiết ra cytokin – chất điều chỉnh sự phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể, là một trong những chất gây nên bệnh béo phì.
Bạn nên sử dụng khoảng 200 – 300ml nước sắc nguyên chất của quả dứa dại để đạt được hiệu quả cao trong việc tiêu hao calo và đốt mỡ. Nhờ khả năng phòng chống hấp thu chất béo này mà chất resveratol được sử dụng khá nhiều trong y học để giảm cân cho những người mắc bệnh béo phì đấy.
Thành phần của quả dứa dại có chứa vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ, ngoài ra chỉ số đường trong quả dứa còn cực kỳ thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận chính xác nhất là quả dứa dại có tác dụng giảm lượng đường huyết rất tốt.
Quả dứa dại ta cắt ra, đem đi phơi khô rồi sắc nước uống, người bệnh tiểu đường nên uống nước này thay nước uống bình thường. hoặc có thể uống nước ép dứa dại tươi trực tiếp, nhưng sẽ khó uống hơn là nước sắc.
Bệnh gout – thống phong, là một loại viêm khớp thường xuất hiện ở nam giới. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể ( khớp, tim, thận,…). Acid uric khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ kết tủa thành vi tinh thể muối urate natri.
Người mắc bệnh này thường sẽ có cảm giác đau khớp dữ dội ( thường là các khớp lớn ngón chân cái ), sau khi trải qua cơn đau nặng sẽ cảm thấy rất khó chịu kéo dài đến vài tuần. Ngoài ra người bệnh còn gặp thêm nhiều triệu chứng khác nữa.
Chắc chắn người bệnh sẽ cảm thấy yên tâm hơn sau khi biết thêm thông tin này. Trong quả, lá và rễ của cây dứa rừng có chứa rất nhiều hoạt chất làm giảm quá trình hấp thu purin, từ đó ngăn sự hình thành các axit uric trong máu. Ngoài ra, trong thành phần của quả dứa còn có chứa chất kiềm có tác dụng trung hòa axit uric trong máu, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Dùng quả dứa rùng đem phơi khô sắc nước uống để cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu và hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Ngoài ra còn giảm thiểu các cơn đau do gout gây nên đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cholesterol là chất mỡ, được làm ra từ thịt, gan, trứng sữa, là chất cần thiết để cơ thể bạn hoạt động bình thường. Cholesterol có mặt trong hầu hết các tế bào của cơ thể, là thành phần quan trọng của các màng tế bào.
Tuy nhiên, các cholesterol cần dùng thì cơ thể ta có thể tự sản xuất ra được, vậy nên bất cứ cholesterol nào đưa vào cơ thể ta đều là dư thừa cả. Khi cholesterol trong máu quá nhiều thì chúng sẽ đóng thành các mảng mỡ gây cản trở cho các dòng chảy của máu. Việc máu của các động mạch không lưu thông bình thường có thể dẫn đến hậu quả là máu không về tới tim, nên nguy cơ bị bệnh tim sẽ tăng, còn máu không lên não sẽ gây ra đột quỵ.
Trong quả dứa dại có chứa một lượng lớn vitamin C và chất xơ hòa tan lớn nên nó rất có ích trong việc làm tiêu biến các mảng mỡ có trong gan. Các vitamin A, E trong dứa có khả năng tan được trong dầu mỡ giúp phục hồi và giảm rối loạn chuyển hóa. Nhờ khả năng đó mà việc uống nước ép dứa thường xuyên sẽ giúp cơ thể đào thải một lượng mỡ trong máu khá lớn, hay nói cách khác là giảm cholesterol. Từ đó có thể ngăn ngừa nhiều bệnh lí nguy hiểm.
Ngoài những tác dụng trên, việc sử dụng nước sắc của quả dứa dại còn giúp chữa kiết lỵ, mắt sinh mộng, thị lực kém, đau đầu, cảm nắng, đái tháo, nước tiểu đục, ho,…
MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG CÂY DỨA DẠI
1, Chữa bệnh kiết lỵ
Theo ghi chép trong cuốn “Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách”, chúng ta có thể chữa được bệnh kiết lỵ bằng cách dùng 30-60g quả của cây dứa dại sắc lấy nước uống hàng ngày.
2, Thị lực giảm, nhìn không rõ
Trong cuốn “Cương Mục Thập Di” cũng có một phương pháp chữa được triệu chứng thị lực giảm, nhìn không rõ bằng quả dứa dại. Cách làm là thái lát mỏng quả dứa dại sau đó cho vào mật ong để ngâm ăn trong ngày. Mỗi ngày nên ăn hết 1 quả. Thực hiện phương pháp này trong khoảng thời gian 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.
3, Trị say nắng, cảm nắng
“Lĩnh Nam Thái Dược Lục” có ghi chép lại rất nhiều tác dụng của cây dứa dại, trong đó có tác dụng trị say nắng, cảm nắng bằng cách uống nước sắc 10-15g quả của cây dứa dại.
4, Điều trị viêm gan cấp, viêm gan siêu vi
Phương pháp điều trị viêm gan cấp, viêm gan siêu vi được ghi chép lại trong cuốn “Hiện Đại Thực Dụng Phương Tễ” là sử dụng 12g quả dứa dại, 8g cây diệp hạ châu, 12g cốt khí củ, 12g nhân trần, 4g cam thảo, 6g ngũ vị tử, 8g trần bì sắc cùng với 1 lít nước tới khi thu được 450ml. Chia để phần nước thu được làm 3 phần để uống. Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì nên uống khi đói.
5, Chữa các vết loét sâu gây thối xương
Theo cuốn “Lĩnh Nam Thái Dược Lục” chúng ta có thể hát đọt non của cây dứa dại sau đó rửa sạch và giã nát để đắp vào vùng có vết thương. Tác dụng của đọt non cây dứa dại trong trường hợp này chính là hút mủ ra khỏi vết thương và làm cho chỗ bị viêm loét lành nhanh chóng hơn
6, Chân bị lở loét lâu ngày
Trong cuốn “Lĩnh Nam Thái Dược Lục” cũng đã ghi chép lại phương pháp điều trị bệnh chân bị lở loét lâu ngày bằng cách giã nát đọt non của cây dứa dại và đậu tương để đắp vào chỗ bị lở loét. Phương pháp này vừa có thể làm cho vết thường lành nhanh chóng vừa có tác dụng sát trùng vết thương.
7, Trị chứng bồn chồn, chân tay khó chịu
Đun sôi tất cả các nguyên liệu sau đây để lấy nước uống hàng ngày: 30g đọt non, 6g đăng tâm thảo, 15 cái búp tre, 30g xích tiểu đậu.
8, Chữa ho do cảm mạo
Theo ghi chép của “Quảng Tây Trung Thảo Dược”, chúng ta có thể dùng 10-15g quả dứa dại hoặc 4-12g hoa dứa dại để sắc lấy nước để uống trong ngày.
Những bài thuốc điều trị bệnh bằng cây dứa dại được tham khảo từ kinh nghiệm dân gian và nguồn báo mạng:
9, Chữa xơ gan cổ trướng
Sắc tất cả các nguyên liệu 20g quả dứa dại, 12g lá cây ô rô, 20g lá quao nước sắc lấy nước uống. Mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần uống 150ml. Uống trước bữa ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
10, Chữa viêm thận phù thũng
Sử dụng 30g rễ cây dứa dại cùng với 150g thịt nạc nấu canh để ăn, mỗi tuần ăn khoảng 3-4 lần. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất thì trong quá trình sử dụng thì hàng ngày, trước mỗi bữa ăn chúng ta nên uống nước sắc của các loại nguyên liệu sau đây: 30g rau dừa nước khô, 10g bông mã đề, 12g rau má, 12g bồ công anh.
11, Điều trị viêm tiết niệu, sỏi thận
Chuẩn bị tất cả các nguyên liệu: 12-20g rễ dứa dại, 10-12g rễ cỏ tranh, 10-12g hạt quả chuối hột, 10-12g rễ cây lau, 15-20g kim tiền thảo, 10-12g củ cỏ ống, 8-10g bông mã đề. Sắc tất cả những nguyên liệu này cùng với nhau để lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần, mỗi lần uống khoảng 150ml, tốt nhất nên uống trước bữa ăn.
12, Trị đái buốt, đái rắt
Sử dụng khoảng 15-20g đọt non tươi để sắc lấy nước uống hàng ngày.
13, Chữa đau đầu, mất ngủ
Chúng ta có thể cải thiện chứng mất ngủ và điều trị bệnh đau đầu bằng cách dùng 30g rễ dứa dại khô sao thơm sau đó đem sắc để lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
14, Bồi bổ cơ thể
Thái lát mỏng quả dứa dại sau đó mang đi ngâm rượu, nên uống 1 chén nhỏ vào mỗi bữa ăn.
15, Chữa chứng viêm tinh hoàn
Lấy khoảng 30-60g hạt của quả cây dứa dại, 30g lá tía tô, 30g lá quất hồng bì rửa sạch và đun lấy nước. Nên dùng để rửa tinh hoàn khi nước còn ấm.
Một số lưu ý khi sử dụng quả dứa rừng
Mặc dù dứa dại có rất nhiều công dụng nhưng người bệnh cũng không nên lạm dụng quá nhiều mà phải sử dụng đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dứa rừng có thể ngâm rượu uống nhưng không nên uống quá 100ml mỗi ngày, vì là rượu nên có chứa cồn, uống nhiều không những làm mất tác dụng mà còn có thể phản tác dụng nữa đấy.
Trong quá dứa có chứa một lớp phấn trắng rất độc, nên cần phải tìm hiểu cách sơ chế để loại bỏ lớp phấn này đúng cách, mang lại hiệu quả cao nhất.
Trên đây là tất cả những thông tin về cây dứa dại cũng như các phương pháp điều trị bệnh bằng cây dứa dại mà thuocthang.com.vn đã tổng hợp lại. Mong rằng nó sẽ hữu ích trong quá trình tìm kiếm thông tin của các bạn.
Mrs Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…