Viêm xoang là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt xuất hiện nhiều trong thời điểm mùa đông thời tiết lạnh giá. Viêm xoang ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe cũng như tác động lên công việc, sinh hoạt của người bệnh bởi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, người mệt mỏi.
Trong bài viết này Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn bạn một số bài thuốc xông mũi chữa bệnh viêm xoang hiệu quả.
1. Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Giao
Cây giao có nơi lại gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao... tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi.
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc.
Cách thực hiện
+ Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc). Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 - 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít.
+ Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. Đếm cỡ 10 - 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
+ Đặt ấm lên bếp, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên.
+ Thời gian xông có thể chỉ là 15 - 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 - 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Lưu ý: Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được. Bình thường, chỉ sau từ 2 - 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai.
2. Cây Lưỡi Rắn Chữa Viêm Xoang Hiệu Quả
Cây lưỡi rắn thuộc họ cây cà phê có tên khoa học là Hedyotis diffusa willd. Bên cạnh đó loại cây này còn được gọi với tên dân gian là cây hoa bạch xà thiệt thảo. Là một loại cây thân thảo mọc quanh năm, lưỡi rắn thường mọc nhiều ở các bờ ruộng, ven đường hoặc sườn núi.
Theo ghi chép của y học cổ truyền, cây lưỡi rắn có vị ngọt, hơi đắng và tính mát, không độc, tác động vào 3 kinh tâm, tỳ và can . Vì thế, loại cây này có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể và lợi thấp khá tốt. Cây lưỡi rắn thường được giới chuyên môn Đông y sử dụng như thảo dược quý giúp chữa trị bệnh viêm họng, viêm phế nhiệt, kiết lỵ, chứng ung nhọt, rắn cắn, viêm khoang bụng và hoàng đản,… Đặc biệt, cây lưỡi rắn cũng được thầy thuốc ứng dụng trong việc làm thuốc chữa trị viêm xoang hiệu quả.
Bên cạnh Đông y, kết quả nghiên cứu lâm sàng và dược lý của giới nghiên cứu khoa học cho thấy, các thành phần hóa học chứa trong cây lưỡi rắn có tác dụng ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn mủ xanh và một số loại vi khuẩn khác, trong đó có vi khuẩn gây viêm xoang. Ngoài ra, cây lưỡi rắn còn giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ hô hấp, giúp điều trị viêm xoang rất tốt.
Cách thực hiện:
Cây lưỡi rắn trị viêm xoang đến nay đã được nhiều người bệnh tin dùng bởi tính hiệu quả và độ an toàn mà vị thuốc tự nhiên này mang lại. Cách dùng cây lưỡi rắn trị viêm xoang như sau:
+ Người bệnh chỉ cần sử dụng cây lưỡi rắn đem rửa sạch, để ráo.
+ Tiếp đến, cho cây vào ấm và thêm nước, đun sôi.
+ Chờ cho nước nguội bớt, bệnh nhân cho vào bát và tiến hành xông mũi.
+ Người bệnh tiến hành xông hơi đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi ngủ sẽ giúp cải thiện bệnh. Hơi nước nóng kèm theo tính chất hòa tan trong cây lưỡi rắn sẽ giúp làm loãng và giải phóng dịch nhầy, vi khuẩn ra ngoài, giúp làm sạch và thông thoáng mũi. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, giúp cơ thể thư giãn và xua tan cơn đau nhức ở niêm mạc xoang. Đồng thời, các biểu hiện viêm xoang như nghẹt mũi, chảy nước mũi,… sẽ thuyên giảm một cách đáng kể.
Lưu ý: Trong quá trình xông cây lưỡi rắn trị chữa viêm xoang, người bệnh nên cẩn thận những điểm sau đây:
+ Không nên xông hơi với nước quá nóng và để nồi nước xông quá gần mũi. Bởi hơi nước nóng có thể gây bỏng hoặc kích thích niêm mạc gây tổn thương nặng. Từ đó, khiến bệnh chẳng những không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng.
+ Quá trình xông hơi chỉ nên tiếp diễn từ 10 đến 15 phút và xông từ 1 – 2 lần trong ngày, không hơn không kém. Tránh lạm dụng xông quá lâu hoặc quá nhiều lần trong ngày sẽ làm xơ cứng niêm mạc mũi gây thêm nhiều rắc rối.
+ Ngoài ra, người bệnh cũng nên biết, cây lưỡi rắn trị viêm xoang là bài thuốc dân gian truyền miệng nên chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu đối với bệnh ở mức nhẹ, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh chứ không giúp triệt để gốc bệnh. Do đó, bệnh nhân không nên quá kỳ vọng vào bài thuốc này.
3. Dùng Củ Hành Xông Mũi Chữa Viêm Xoang
Hành tây ngoài là nguyên liệu dùng chế biến món ăn, loại thực phẩm này còn được dùng để phòng tránh và ngăn ngừa một số chứng bệnh khác như chống đông máu, điều trị nôn mửa, chứng táo bón mãn tính, chống ung thư, trị mụn cóc, đau họng,… Bên cạnh đó, “thần dược” hành tây còn được dùng như vị thuốc trị viêm xoang mũi hiệu quả.
Sở dĩ, hành tây có tác dụng tuyệt vời trong điều trị viêm xoang là vì củ hành tây có chứa hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa Flavonoid và polyphenol chứa trong hành tây có công dụng chống viêm giúp bảo vệ và làm lành niêm mạc xoang bị thương tổn. Đồng thời, những chất này còn giúp ngăn chặn dị ứng, hạn chế sự điều tiết hoạt chất trung gian histamin. Chính vì điều này, bài thuốc chữa viêm xoang bằng hành tây không những được ứng dụng rộng rãi từ xưa mà còn được truyền thừa cho đến đời nay, giúp hỗ trợ làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu của bệnh mà không cần dùng đến thuốc Tây.
Cách Thực hiện:
Để chữa viêm xoang bằng cách xông hơi với củ hành, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
Chuẩn bị: 50g hành củ, 1 cốc giấm
+ Bạn đem hành củ bóc sạch vỏ rồi rửa sạch và đập dập.
+ Cho củ hành và giấm vào nồi đun sôi với 2-3 chén nước.
+ Khi nước sôi thì đem xông mũi bằng cách đặt tô nước xông dưới mũi rồi lấy khăn rộng trùm kín đầu.
+ Khi xông, bạn hít thật sâu hơi nước nóng tỏa ra để làm loãng các dịch tiết trong mũi và cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi, giúp các hoạt chất từ củ hành dễ thẩm thấu, làm thông mũi và giảm các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi…
Ngoài khả năng chữa viêm xoang, phương pháp xông hơi bằng củ hành còn có hiệu quả với các trường hợp cảm cúm, sổ mũi, viêm mũi dị ứng hay các bệnh đường hô hấp khác… nên bạn có thể áp dụng cả khi gặp phải những trường hợp này.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm gừng tươi chung với hành củ để xông hơi, giúp phát huy tác dụng chữa viêm mũi xoang tốt hơn. Nếu không có nhiều thời gian xông hơi, bạn pha hỗn hợp nước cốt củ hành và gừng tươi với tỉ lệ bằng nhau để nhỏ mũi 3-4 lần/ngày cũng là một cách chữa rất hay và tiện lợi được nhiều người bệnh viêm xoang áp dụng.
Lưu ý: Để việc điều trị bệnh viêm xoang đạt kết quả nhanh chóng, bạn cũng nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý; đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi tiếp xúc với khí lạnh, khói bụi, hóa chất hay mầm bệnh để tránh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật nhé.
Mrs Ngọc Nguyễn
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.
Atiso là “thần dược” được dân gian. Atiso có vị đắng, hơi ngọt có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt. thường được dùng để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu và cung cấp vitamin cho cơ thể…
Dừa cạn là loại cây khá quen thuộc, được người dân trồng nhiều để làm cảnh. Nhưng ít ai biết cây dừa cạn được trồng làm cảnh nhưng có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường và hạ huyết áp… cực tốt.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…