11 Cách Chữa Hăm Tả Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Nhất

Mới nhất

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. 

11 Cách Chữa Hăm Tả Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Nhất11 Cách Chữa Hăm Tả Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Nhất

Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu ? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TÌNH TRẠNG HĂM Ở TRẺ SƠ SINH

Hăm là hiện tượng da bị viêm ở các vùng nếp gấp, nóng và ẩm là yếu tố chính gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó do, sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm tác động của mồ hôi, phân, nước tiểu cũng có thể khiến làm da tổn thương nặng hơn, thậm chính gây ra các vết trầy xướt da và bội nhiễm.

Tình trạng hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh,trong giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, do ở những năm đầu đời da của bé mỏng hơn đến 7 lần so với người lớn.

Một trong những “điểm yếu” của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen rất nhỏ trong khi các sợi protein đàn hồi lại phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh.

Thêm vào đó còn có sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH acid thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.

Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng khi trẻ bị hăm thường trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon, ngại vận động… từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Trẻ bị hăm tả thường xảy ra vào thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc bé đang dùng kháng sinh kéo dài. Ngoài ra, nếu mẹ dùng kháng sinh và đang cho con bú thì cũng có thể khiến bé bị hăm da.

Nguyên Nhân Gây Hăm Tã Cho Trẻ Sơ Sinh

Nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ là do độ ẩm của vùng mông bé khá cao khi tiếp xúc với tã khiến da bị hăm, nhiều trường hợp tã bị dơ khi tiếp xúc với da ẩm còn có thể khiến da bé bị tổn thương.

Nước tiểu tưởng chừng vô hại nhưng khi kết hợp với vi khuẩn bám trên da bé làm da mẩn đỏ, rất khó chịu.

Tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hăm tã. Phân dính trên tả bốc mùi hôi gặp vi khuẩn là cơ hội thuận lợi khiến hăm tã xuất hiện và làm bé khó chịu.

Dù cho các mẹ giữ da bé luôn khô thoáng, thường xuyên thay tã thì bé vẫn có thể bị hăm tã tấn công bởi nhiều trường hợp da bé quá nhạy cảm, không phù hợp để mang tã hay mặc đồ. Đôi khi bé ăn phải loại thực phẩm dị ứng, khiến làn do bị xuất hiện mẩn đỏ, gây ngứa rát. Da bé còn rất non nớt và nhạy cảm nhưng nhiều bà mẹ lại sử dụng loại tã quá thô ráp, dày khiến bé bị hăm tã, da bị tổn thương.

Ngoài ra, khi giặt tã hay áo quần các mẹ nên lựa chọn các loại bột giặt, nước giặt phù hợp dành riêng cho trẻ, không sử dụng các loại nước giặt thường chứa hóa chất làm tổn hại làn da nhạy cảm của bé.

Nhiều trường hợp các mẹ dùng quần lót bằng nhựa cho bé bởi nó khiến quần áo của bé sạch sẽ và khô thoáng tuy nhiên nó lại rất bí khiến da bé bị ẩm dẫn đến hăm tã.

Các Triệu Chứng Khi Bé Bị Hăm Tã Mẹ Cần Chú Ý

 

 

Để biết cách trị hăm tã cho trẻ các mẹ cần xác định được các biểu hiện bệnh hăm tã. Khi trẻ bị hăm tã thường tỏ ra rất khó chịu, khi ngủ thường hay thức giấc, quấy khóc và nhõng nhẽo vì vùng hăm đau rát khiến bé khó chịu.

Khi thay tã nếu thấy vùng da nơi tiếp xúc với tã xuất hiện mẩn đỏ, vùng da xuất hiện dị ứng bị khô hay ướt thì lúc này bé đã bị hăm tã tấn công.

Kiểm tra phần da tiếp xúc trực tiếp với tã của bé bao gồm các ngấn ở đùi và khu vực mông, bộ phận sinh dục. Nếu thấy vùng da ở các vị trí này nổi mẩn đỏ thì bé đã bị hăm tã.

Hăm tã nếu nặng có thể xuất hiện các vết sưng cũng như mụn nước đỏ gây lở loét trên da, đó là triệu chứng cảnh báo bé đã bị hăm tã nặng, cần chữa trị gấp.

Bé Bị Hăm Tã Có Nguy Hiểm Không ?

Vậy trẻ bị hăm tã có nguy hiểm không ? Hăm tã nếu mới bùng phát thường không nguy hiểm nhưng nếu không khắc phục và điều trị kịp thời có thể khiến bé mắc phải những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.

Nhiễm nấm thường rất hay mắc phải ở những trẻ sử dụng nhiều kháng sinh bởi vì kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi, giúp nấm mốc phát triển nhanh. Hăm tã không điều trị sẽ làm làn da bé xuất hiện các đốm đỏ nhỏ sau đó lây lan khắp trên cả một vùng da.

Hăm tã để lâu không chữa trị sẽ làm da bé bị nhiễm trùng, biểu hiện là những cơn sốt, vùng da bị nhiễm trùng sẽ bị lở loét, chảy nước vàng và có mụn mủ.

NHỮNG CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO TRẺ AN TOÀN, HIỆU QUẢ, DỄ ÁP DỤNG

1. Cách Trị Hăm Tã Bằng Dầu Dừa

 

 

Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm tã rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

2. Trị Hăm Tã Bằng Sữa Mẹ

Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã.

Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

3. Trị Hăm Tã Bằng Giấm

Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến hăm tã, phát ban. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa, cân bằng lại độ pH.

Để trị hăm tã bằng giấm, bạn có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

4. Trị Hăm Tã Bằng Bột Yến Mạch

Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông.

Với cách trị hăm tã này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.

5. Trị Hăm Tã Bằng Lô Hội

Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé.

Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé. ‘

6. Trị Hăm Tã Bằng Tinh Dầu Tràm Trà

 

 

Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy.

7. Trị Hăm Tả Cho Bé Bằng Lá Trầu Không

Trầu có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu Không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí. Tác dụng dược lý – khái quát lá Trầu Không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước Trầu Không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

8. Chữa Hăm Bằng Lá Khế

Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Bạn lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lưu ý: không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

9. Chữa Hăm Bằng Lá Trà/ Chè

Trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trịhăm tã. Kể cả trà túi hay trà xanh. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

10. Chữa Hăm Tã Bằng Cây Mã Đề

 

 

Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

11. Sử Dụng Kem Bôi

Đây là phương pháp tiện lợi và phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa hiện đại áp dụng. Mẹ có thể dùng những loại kem bôi da có calamine lotion, hydro-cortisone… Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dùng.

Những lưu ý khi điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh:

+ Hăm tã là vấn đề khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và việc điều trị không quá khó.

Tuy nhiên, khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn:

+ Không vội vàng sử dụng phấn rôm hoặc bột ngô để điều trị khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã bởi những loại bột phấn này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.

+ Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé bởi hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm trở nên tồi tệ hơn.

+ Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.

+ Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa cho bé. Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

CÁCH PHÒNG TRÁNH HĂM TÃ CHO TRẺ SƠ SINH

Để phòng tránh hăm tã rất đơn giản, hãy tuân thủ những tiêu chuẩn sau :

  • Thay Tã Thường Xuyên

 

 

Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Một trong những điểm yếu của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh.

Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.

Những yếu tố kể trên là tác nhân làm da bé mẫn cảm hơn với các tác động không mong muốn từ môi trường.

Nếu để bé mặc tã lâu mà không thay, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã.

Vì thế phải thường xuyên theo dõi tã của con để thay cho bé tránh hăm tã.

  • Chỉ Nên Dùng Tã Vải Cho Bé Sơ Sinh

Trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm tốt nhất cho bé sơ sinh là chỉ sử dụng tã vải.

Sử dụng những tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tả vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.

Nếu dùng tã vải chúng ta có thể giặt sạch và sử dụng lại giúp tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng tã giấy.

  • Vệ Sinh Sạch Sẽ Mỗi Lần Thay Tã

Mỗi khi thay tã cho bé, hãy vệ sinh sạch sẽ, rửa cho con để bé cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái, sau đó lau thật khô để cơ thể bé thoáng mát.

  • Dùng thuốc dạng mỡ chống hăm tã

 

 

Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc, dược thảo chống hăm tã với nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng nước, dạng dầu, dạng bột, dạng kem…

Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thuốc dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng.

  • Bảo Vệ Da Bé Từ Quần Áo

Hãy dùng nước xả vải dành cho em bé, như vậy sẽ giảm bớt kích ứng do dùng nước xả người lớn.

Trong những trường hợp bé bị kích ứng da nặng, tấy đỏ, bố mẹ có thể tạm ngưng ngâm quần áo với các loại nước xả khi giặt quần áo, khăn sữa, khăn tắm… của bé.

Ngoài ra, quần áo của bố mẹ cũng nên tạm ngưng ngâm nước xả trong một thời gian ngắn để bảo đảm sự an toàn cho da bé, vì khi bố mẹ mặc quần áo có ngâm nước xả vải ẵm bé, da của bé tiếp xúc với quần áo của bố mẹ cũng làm cho da bé dễ bị kích ứng hơn.

Lưu Ý Khi Chăm Sóc Bé:

Những điều bạn không nên làm: quên hoặc có thói quen không thay tã trong nhiều giờ; không quấn tã quá chặt; không bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã); không dùng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho bé.

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.

Nếu trẻ bị hăm thì nên hạn chế sử dụng tã vào ban ngày để da bé thông thoáng mau lành vết hăm hơn.

Vệ sinh tay sạch sẽ khi vệ sinh cho bé, thường xuyên kiểm tra tã lót cho bé để thay tã kịp thời tránh hăm cho bé.

Hy vọng với thông tin cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian trên đây các mẹ có thể chăm sóc là da bé yêu một cách hiệu quả nhất giúp duy trì làn da mịn màng của bé mỗi ngày. Thuocthang.com.vn Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển xinh đẹp toàn diện mỗi ngày.

Mrs Nguyễn Ngọc

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều

Tin tiêu điểm

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.