Lịch Tiêm Phòng Đầy Đủ Cho Bé hiện nay

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Bám sát lịch Tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế giới đã phát minh thành công các loại vắc xin phòng ngừa gần 30 bệnh truyền nhiễm.

 

Lịch Tiêm Phòng Đầy Đủ Cho Bé hiện nayLịch Tiêm Phòng Đầy Đủ Cho Bé hiện nay

Tiêm chủng là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Đến 95% trẻ được tiêm chủng sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo – bệnh có khả năng để lại di chứng nặng nề thậm chí gây tử vong cho trẻ em.

khi tránh được các bệnh truyền nhiễm, trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật đặc biệt ảnh hưởng đến thể chất và trí não. Đặc biệt là Chi phí dành cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị khi trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm.

Vì vậy để đảm bảo con cái khỏe mạnh và tránh những bệnh có thể ngừa được, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch.

Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng mới nhất Bộ Y Tế cập nhật hàng năm, tránh trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm. Các mẹ nên ghi nhớ để phòng chống những căn bệnh không mong muốn ở trẻ.

Trẻ sơ sinh

Vacxin viêm gan B : 1 mũi duy nhất, ở bắp tay

Tiêm sau 24h sinh, sau khi tiêm sẽ bị sưng tấy ở chỗ tiêm, trẻ sẽ quấy khóc

Vắc xin Lao – BCG : 1 mũi duy nhất (0.1ml) , tiêm trong da

Tiêm sau khi sinh càng sớm càng tốt, sau khi tiêm sẽ bị sưng nơi tiêm, nổi hạch

Trẻ 2 Tháng tuổi

- Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem: bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib, 1 muỗi duy nhất Tiêm ở bắp tay

Sau khi tiêm xong trẻ bị Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ C), quấy khóc, sưng nhẹ nơi tiêm.

- Vacxin bại liệt OPV: 1 lần uống.

Sau khi uống trẻ sẽ bị Nhức đầu, tiêu chảy, đau cơ (hiếm gặp)

Trẻ 3 Tháng tuổi

- Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem: Tiêm 2 mũi ở bắp tay

- Vacxin bại liệt OPV: uống 2 lần

Trẻ 4 Tháng tuổi

- Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem: Tiêm 3 mũi ở bắp tay

- Vacxin bại liệt OPV: uống 3 lần 

 

 

Trẻ 9 Tháng tuổi

- Tiêm Vắc xin sởi đơn: Tiêm 1 mũi, dưới da

- Sau khi tiêm xong trẻ bị Đau hoặc sưng nơi tiêm, sốt nhẹ 1 – 2 ngày

Trẻ 18 Tháng tuổi

- Vacxin bạch, hầu, ho gà, uốn ván DPT: Tiêm 4 mũi dưới bắp

- Vacxin sởi đơn: Tiêm dưới da, tiêm nhắc lại

Trẻ từ 12 tháng tuổi

Vacxin viêm não Nhật Bản: Tiêm dưới da

+ Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

+ Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)

+ Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)

Sau khi tiêm xong trẻ bị đau, sưng nơi tiêm, quấy khóc, sốt nhẹ

Từ 2 đến 5 tuổi

- Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 sau lần một 2 tuần)

Từ 3 đến 10 tuổi

- Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

Trường hợp nhỡ lịch tiêm chủng

Một thực tế là, rất nhiều trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ vì cha mẹ quên lịch tiêm chủng của con hoặc trẻ bị bệnh, sốt trong ngày hẹn tiêm chủng theo lịch. Hệ quả là không ít trường hợp bé tiêm muộn, tiêm không đủ mũi vắc xin dẫn đến tình trạng vẫn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Theo khuyến cáo, khi phát hiện bé đã bị nhỡ lịch tiêm phòng, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục. Tùy theo loại bệnh truyền nhiễm, cán bộ y tế có thể sẽ khuyên phụ huynh vẫn cho trẻ tiêm bù mũi tiêm bị nhỡ.

Chính vì vậy, một trong các lưu ý quan trọng là cha mẹ phải bám sát lịch tiêm phòng, cho trẻ đi tiêm đúng thời gian tại cơ sở y tế. Trong trường hợp những mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại phường/ xã nơi minh sinh sống đang bị thiếu/ hết vắc xin mà con mình đã đến tuổi tiêm theo lịch tiêm chủng, cha mẹ có thể chọn vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian chờ vắc xin tiêm chủng mở rộng.

Việc này hoàn toàn được các chuyên gia khuyến cáo (ngay cả với những bệnh cần tiêm phòng nhiều mũi thì việc tiêm xen kẽ vắc xin miễn phí và vắc xin dịch vụ không làm giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin và không ảnh hưởng đến sự an toàn tiêm chủng cho bé).

Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, vẫn còn nhiều vắc xin chủng ngừa hàng loạt bệnh truyền nhiễm khác mà cha mẹ cần cho con mình tiêm phòng đầy đủ, cụ thể là:

 

 

+ Vắc xin phòng thủy đậu

+ Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella

+ Vắc xin phòng viêm gan A, A+B

+ Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C

+ Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H.

+ Influenzae không định tuýp.

+ Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus

+ Vắc xin phòng cúm

+ Vắc xin phòng dại

+ Vắc xin phòng thương hàn

+ Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên )

Tuy nhiên, không phải bệnh viện hay trung tâm tiêm chủng nào cũng có đủ loại vắc xin kể trên cũng như lúc nào cũng có đủ số liều vắc xin (tính trên mỗi bệnh). Vào những đợt cao điểm của dịch bệnh, tình trạng thiếu/ hết vắc xin vẫn thường xuyên xảy ra.

Để tránh mất công, mất thời gian đưa con đi tiêm mà hết vắc xin, cha mẹ cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng xem còn vắc xin hay không trước khi đưa trẻ đến tiêm. Cách tốt nhất là đăng ký giữ vắc xin cho con, đặc biệt với những loại vắc xin thường xuyên rơi vào tình trạng khan hiếm như Pentaxim, viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu… Hiện có rất ít cơ sở tiêm chủng có dịch vụ đặt giữ vắc xin.

Những Lưu Ý Khi Mẹ Đưa Con Đi Tiêm Chủng:

- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

- Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.

- Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho trẻ.

- Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vacxin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.

Một Số Trường Hợp Chống Chỉ Định Tiêm Phòng Cho Trẻ:

- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…

- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.

- Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vacxin sống.

- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.

Tạm Hoãn Trong Tiêm Chủng

 

 

- Đo nhiệt độ tại nách, thân nhiệt trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5 độ C.

- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày.

- Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch.

- Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg.

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.

Cách Chăm Sóc Và Theo Dõi Trẻ Nhỏ Sau Tiêm Chủng:

Tại phòng khám: Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

Thông báo ngay với bác sĩ/điều dưỡng khi thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:

- Quấy khóc liên tục

- Phát ban đỏ, sưng

- Khó thở, tím tái

- Sưng tại vị trí tiêm.

Tại nhà: Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải tiếp tục quan sát trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:

- Tình trạng chung, tinh thần, tình trạng ăn ngủ

- Nhiệt độ, phát ban, khó thở

- Các biểu hiện tại chỗ tiêm: sưng, đỏ.

- Bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, uống nhiều nước.

- Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.

- Sốt nhẹ: dùng thuốc hạ sốt khi trẻ thấy khó chịu hay khi sốt cao > 38,5 độ.

- Sưng đỏ, đau chỗ tiêm: có thể chườm mát tại chổ, dùng hạ sốt giảm đau nếu cần.

- Ngoài ra có thể có biều hiện sung khớp, sung hạch…nhưng đa phần là tự lui.

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau:

- Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng

- Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh

- Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ

- Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm

- Co giật

- Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày

-Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm.

Ngọc Nguyễn

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
U hạt rốn (Polyp rốn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do còn tồn tại một phần niên mạc ruột tại rốn (phần này nhẽ ra phải bị tiêu đi khi trẻ sinh ra). Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng rốn kéo dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần cho trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt.
U hạt rốn (Polyp rốn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do còn tồn tại một phần niên mạc ruột tại rốn (phần này nhẽ ra phải bị tiêu đi khi trẻ sinh ra). Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng rốn kéo dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần cho trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt.
Hapacol 650 là thuốc điều trị các triệu chứng đau do đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
Bé sơ sinh rất hay gặp phải tình trạng ọc sữa, trớ sữa hoặc trẻ bị sặc sữa lên mũi khiến nhiều người lo lắng, do đó các bậc cha mẹ cần học cách chăm con, nuôi con, phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ. 
Bé sơ sinh rất hay gặp phải tình trạng ọc sữa, trớ sữa hoặc trẻ bị sặc sữa lên mũi khiến nhiều người lo lắng, do đó các bậc cha mẹ cần học cách chăm con, nuôi con, phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ.  
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các bệnh lý sốt do virus gây ra và không giống như các bệnh nhiễm khuẩn khác do vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh. Sốt siêu vi phổ biến nhất là bệnh cúm theo mùa hay cúm nhưng trẻ vẫn dễ mắc bệnh ở trường hợp nhẹ, và là căn bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ. 
Còi xương (CX) là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hoá vitamin D trong cơ thể. Theo số liệu thống kê tại Trung tâm khám tư vấn Viện Dinh Dưỡng thì bệnh còi xương là bệnh hay gặp nhất và có xu hướng tăng trong mấy năm gần đây tại Trung tâm, chiếm tới hơn một nửa số trẻ đến khám. 
Còi xương (CX) là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hoá vitamin D trong cơ thể. Theo số liệu thống kê tại Trung tâm khám tư vấn Viện Dinh Dưỡng thì bệnh còi xương là bệnh hay gặp nhất và có xu hướng tăng trong mấy năm gần đây tại Trung tâm, chiếm tới hơn một nửa số trẻ đến khám. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm được nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh còi xương để kịp thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, sao cho trẻ được phát triển toàn diện và có dáng vóc chuẩn khi trưởng thành.
Viêm não mô cầu ở trẻ em rất nguy hiểm nó có thể dẫn đến những biến chứng đối với não bộ trẻ. Viêm não mô được xếp vào một trong những căn bệnh gây nguy hiểm nhất ở cả người lớn và trẻ nhỏ nên các mẹ cần có những hiểu biết chung nhất về tình trạng bệnh này. Việc tiêm phòng là rất cần thiết nếu không trẻ sẽ rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công vào trong cơ thể. Nhưng cũng cần phải có những kiến thức cần thiết về cách tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe trẻ. Mời bạn cùng với Thuocthang.com.vn tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa và chăm sóc và điều trị viêm não mô cầu ở trẻ ngay bài viết dưới đây. 
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rối loạn tiêu hóa mạn tính xảy ra khi dịch vị có tính axit trong dạ dày, hay thực phẩm và chất lỏng khác dẫn ngược vào thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ sơ sinh. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây nôn mửa ở trẻ nhỏ. 
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Não úng thủy Não úng thủy (tên tiếng Anh là Hydrocephalus) được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương,là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
19/05/2018

Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.

19/05/2018
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus Rota. Để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả thì hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phòng bệnh bằng vắc-xin ngừa rotavirus. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ có thể bị phản ứng sau khi uống rotavirus và một số tác dụng phụ không mong muốn.
19/05/2018

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.

Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.

 

Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.