Công Thức Nấu Các Món Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Ăn dặm kiểu Nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật với một thực đơn khoa học để giúp bé bổ sung các dưỡng chất cần thiết cũng như tập được những kĩ năng nhai, nuốt, xúc thức ăn,… cho sau này. Dưới đây là cách làm một số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Công Thức Nấu Các Món Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho BéCông Thức Nấu Các Món Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé

 

Ăn dặm kiểu Nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật với một thực đơn khoa học để giúp bé bổ sung các dưỡng chất cần thiết cũng như tập được những kĩ năng nhai, nuốt, xúc thức ăn,… cho sau này. Dưới đây là cách làm một số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Món Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Giai Đoạn 5-6 Tháng Tuổi

Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày

Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước

Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)

Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)

Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)

Cà rốt nghiền:

Nguyên liệu:

– Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê;

– Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.

Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất. [2p]

Cháo Bắp/ Cháo Ngô Ngọt

Nguyên liệu:

– Cháo trắng: 2 thìa cà phê

– Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý: Có thể nình hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô. [5p]

Súp Bánh Mỳ Sữa

 

 

Nguyên liệu:

– Sữa: 1/2 cup (60ml);

– Bánh mỳ gối: 1/4 lát

Cách làm:

Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên.Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp

Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được. [5p]

Cháo Đậu Cô Ve

Nguyên liệu:

– Cháo trắng: 2 thìa cà phê

– Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

– Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ.

– Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

Cháo Rau Chân Vịt

Nguyên liệu:

– Cháo trắng: 2 thìa cà phê;

– Rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.

Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. [2p]

Súp Khoai Tây Sữa

Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.

Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.[10p]

Mỳ (Udon) Nấu Nước Rau Củ

 

 

Nguyên liệu: 20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.

Cách làm:

(1), Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p

(2) Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.

Chú ý: Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm.

+ Đối với trẻ từ 5-6 tháng tuổi nên nghiền và gây qua lưới ( 10g )

+ Đối với trẻ từ 7-8 tháng cắt nhỏ 2-3mm ( 25g)

Súp Sữa Bí Đỏ

Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

(1), Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p

(2) sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.

Chú ý: Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi. [10p]

Thạch Táo Tươi

Nguyên liệu:

- 1/4 quả táo

- 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch

- 1 thìa súp nước lạnh.

Cách làm:

- Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm.

- Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào LVS trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.

Chú ý: Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon. [5p]

Nước Đào Với Chanh

Nguyên liệu:

- 1/4 quả đào

- Nước chanh vừa đủ.

Cách làm:

Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào LVS trong 2p). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nc chanh là ok.

Chú ý: Nước chanh cho vào để giúp món nước đào ko bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu ko cần thiết. [3p]

Thạch Cà Chua

 

 

Nguyên liệu:

- 1 quả cà chua nhỏ

- ½ thìa cafe bột thạch

- 1/2 thìa súp nước lạnh

Cách làm:

(1) Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn

(2) Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1p. Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20p cho đông.

Chú ý: Nếu cà chua ko chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường. [30p]

Sữa Chua Dưa Lưới

Nguyên liệu: 1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g), 2 thìa cà phê sữa chua trắng.

Cách làm: Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.

Chú ý: Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua. [3p]

Tào Phớ Vị Cam

Nguyên liệu:

- 1 thìa cà phê nước cam

- 2 thìa cà phê đậu phụ tươi.

Cách làm: Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.

Chú ý: Nên làm đậu phụ nóng lên 1 chút thì sẽ dễ nghiền nhỏ mịn hơn. [3p]

Táo Nghiền

Nguyên liệu: 1/4 quả táo

Cách làm: Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong LVS trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.

Chú ý:Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền. [3p]

Sữa Đậu Nành Trộn Chuối

Nguyên liệu:

- 1/8 quả chuối

- 1 thìa súp sữa đậu nành

Cách làm: Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.

Chú ý: Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát. [2p]

Súp Sữa Chua Dâu Tây

 

 

Nguyên liệu:

- 2 quả dâu tây

- 2 thìa sữa chua trắng.

Cách làm: Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.

Chú ý: Dâu tây là loại quả giàu vitC nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý. [2p]

2. Món Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Trẻ Giai Đoạn 7-8 Tháng Tuổi

Số bữa dặm: 2 bữa/ngày

Số lượng sữa: giảm dần lượng sữa theo yc của bé.

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo : 7 nước

Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm: (tức là cộng thêm loại thực phẩm bé ăn được, ko phải cộng thêm số lượng)

Đạm: 10-15 gr (trứng: cả lòng đỏ, đậu phụ 40-50 gr, sản phẩm sữa bò: 85-100 gr, thịt lườn gà, natto, cá thịt đỏ (sau 8 th.á.n.g), gan gà)

Cháo : 40-80 gr (corn flake, macaroni, )

Rau: 25 gr (natto, dưa chuột, nấm các loại )

Cháo Mận Muối

Nguyên liệu:

- 4 thìa cà phê cháo trắng

- 1/4 quả mận muối (ô mai mận)

- 1 chút tỏi tây (?).

Cách làm: Nghiền cháo trắng cho nhuyễn. Mận muối bỏ hạt, nghiền nhuyễn, cho lên mặt cháo cùng với tỏi tây.

Chú ý: Làm mềm ô mai mận bằng cách ngâm quả ô mai trong nước nóng già khoảng 10p. Cách này cũng giúp quả ô mai bớt mặn.[2p]

Cháo Cá Thịt Trắng Và Cà Rốt

Nguyên liệu:

- 50g cà rốt

- 30g nạc cá thịt trắng (thịt cá màu trắng)

- 1/2 thìa cà phê rong biển tươi (hoặc 1 thìa rong biển khô)

- 1/2 thìa cà phê bột gạo/ bột năng (làm trơn)

Cách làm:

(1) Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1mm, luộc chín trong 10p và nghiền nhuyễn .

(2), Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn trong 1 -2p cho mềm

(3) Cá bỏ da, luộc/ hấp chín mềm trong 5p rồi lọc hết xương, làm nhỏ . Cho nước súp (nc dashi) vào nồi, cho 1, 2, và 3 vào, đun sôi (khoảng 3p); cuối cùng cho bột gạo/ bột năng đã hòa tan vào, đợi sôi lại thì tắt bếp.

Chú ý: Rong biển cần đc rửa sạch kỹ với nc lạnh cho hết mặn, sau đó luộc bằng nước lạnh [20p]

Cháo Đậu Cô Ve Và Vừng Đen

 

Nguyên liệu:

- 1 thìa đậu cô ve luộc chín

- 4 thìa cháo trắng, 1 thìa nước dashi (hoặc nc rau củ hay nc hầm xương đều đc)

- vừng đen rang chín giã nhỏ vừa đủ.

Cách làm: Cho đậu cô ve vào nc dashi, luộc chín và nghiền nhỏ. Sau đó cho lên mặt chén cháo rồi rắc vừng đen lên.

Chú ý: Dùng đậu đông lạnh hay đậu tươi đều được. [10p]

Sốt Thịt Gà Băm Nấu Khoai Môn

Nguyên liệu: (70g) khoai môn, 2 thìa thịt gà bằm, bột gạo/ bột khoai tây/ bột năng (tạo độ sánh), 2/3 cup nc dahsi (100ml), 2 thìa hành lá bằm nhuyễn, nước tương (xì dầu) vừa đủ.

Cách làm:

Khoai môn gọt vỏ, cắt lát mỏng, dùng wrap bọc lại, hấp trong lò vi sóng trong 2p. Sau đó đợi bay hết khói, dùng nĩa dằm nhỏ hoặc bằm bằng dao cho nhuyễn. Cho chảo lên bếp, cho thịt gà bằm hòa với nc dashi cho tơi, đun cùng với nước tương và hành lá thái nhỏ cho tới khi thịt gà chín mềm (khoảng 6p). Cuối cùng cho bột gạo đã hòa tan vào, đun sôi lại để tạo độ sánh là ok.

Chú ý: Nếu giỏi làm bếp, bạn có thể để miếng khoai môn trên tay rồi dùng dao thái lát sẽ mỏng hơn để trên thớt. [10p]

Cháo Cá Cơm Lá Dâu Non

Nguyên liệu: 4 thìa cà phê cháo 1:5, 1 thìa cá cơm, 1 ~ 2 lá dâu non

Cách làm:

Cá cơm đun với 1 chút nước lá chè xanh để khử mùi, xong luộc chín nghiền nhuyễn. Lá dâu non cũng luộc chín, nghiền nhuyễn. Có thể để riêng cá và lá dâu thành 1 đĩa, cháo trắng để riêng 1 bát; hoặc trình bày theo kiểu cháo trắng múc trước, sau đó rắc lá dâu nghiền lên, cuối cùng là xúc 1 cá cơm để lên trên cùng, khi ăn thì trộn đều ăn hoặc từng thứ 1.

Chú ý: Có thể thay cá cơm bằng các loại cá thịt trắng: cũng hấp chín và nghiền tới độ thô bé ăn là ok.

Súp Miso Nấu Khoai Tây

Nguyên liệu: 4 lát khoai tây (khoảng 30g) , 1 thìa cà phê tương miso, 60ml nước dùng

Cách làm: Cho khoai tây lát vào nước dùng, đun chín mềm nhừ. Cho thêm tương miso vào, đun thêm 2 phút nữa cho ngấm vào khoai. Mang ra nghiền nhuyễn tới độ thô bé ăn.

Chú ý: Khoai tây khi còn nóng sẽ dính và khó nghiền. Nên để nguội (bay hết khói) hẵng nghiền thì sẽ OK hơn.

Đậu Phụ Nghiền Nấu Với Nước Sốt Rau Củ

 

 

Nguyên liệu:

- 3 thìa canh đậu phụ bìa

- 20g thịt ức gà, 10g hành tây

- 60ml nước dashi

- ½ thìa cà phê bột năng, 1 chút nước xì dầu.

Cách làm:

Hành tây luộc chín với nc dashi cho bớt hăng, bằm nhỏ tới độ thô bé ăn. Ức gà bằm nhỏ, cho vào nấu cùng với hành tây và xì dầu ở lửa nhỏ từ 2 – 3 phút. Cho bột năng vào để làm sánh hỗn hợp.

Mỳ Khoai Lang

- Nguyên liệu: 40g mỳ (mỳ udon của Nhật), 10g khoai lang, 100ml nước dùng, một chút bột năng.

- Cách làm:

Mỳ luộc với nước dùng cho tới khi chín mềm (bấm nhẹ tay thấy nát). Khoai lang hấp chín, nghiền nhỏ, cho 1 chút bột năng cho sánh. Khi ăn thì để khoai lên trên mỳ.

Chú ý: Khoai lang có thể hấp trong lò vi sóng cũng ok. Nhớ phải luôn gọt vỏ trước khi chế biến.

Bí Đỏ Nghiền Trộn Sữa

Nguyên liệu:

- 40g bí đỏ

- 1/4 thìa cà phê bơ (khoảng 1,5g)

- 30g sữa bột

Cách làm: Bí đỏ sơ chế sạch, thái lát mỏng, bọc nilon thực phẩm rồi hấp chín trong lò vi sóng khoảng 1 phút, sau đó nghiền tới độ thô bé ăn. Bơ cũng làm tan chảy, sữa pha theo đúng hướng dẫn rồi trộn với bí đỏ là xong.

Chú ý: Nên trộn bơ và sữa vào sau khi bí nguội bớt (bay hết hơi) thì sẽ không bị nhão.

Súp Bánh Mỳ Và Táo

Nguyên liệu:

- 6 lát bánh mỳ gối (loại 12 lát cắt/bánh)

- 1/8 quả táo

- 100ml nước dùng (ngon nhất là nước dùng gà)

Cách làm: Bỏ phần riềm cứng của bánh mỳ, xé nhỏ, đun với nước dùng cho tới khi bánh mỳ nở mềm. Dùng máy xay cầm tay hoặc dĩa/đũa quậy cho bánh mỳ nhuyễn tới độ thô bé ăn. Táo thái lát mỏng, háp khoảng 2 phút cho chín mềm, cũng nghiền nhuyễn. Khi ăn thì cho táo nghiền lên mặt bát súp, ăn riêng hoặc trộn chung đều được.

Đậu Phụ Với Cá Hồi Sốt Cà Chua

 

 

Nguyên liệu:

- 30 đậu phụ

- 1 /6 quả cà chua

- 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp (hoặc 20g fille cá hồi)

Cách làm:

Cá hồi nếu là cá hộp thì vắt sạch dầu, rồi dằm nát tới độ thô bé ăn; nếu là cá tươi thì hấp chín, xào với chút dầu cá hồi + hành tây cho thơm. Đậu phụ luộc với chút muối trong 10 phút cho chín kỹ, cũng dằm nhuyễn. Cà chua hấp chín, nghiền nhuyễn. Trộn các thứ với nhau là xong.

Chú ý: Có thể lấy phần dầu ngâm cá hồi rưới lên trên nếu bé thích, nhưng không quá 1 thìa cà phê.

Bánh Mỳ Nghiền Với Nước Cam Và Sữa

Nguyên liệu:

- 6 lát bánh mỳ gối

- 10 – 15ml nước cam

- 60ml sữa

Cách làm:

Bánh mỳ gối bỏ riềm cứng, xé nhỏ, đun ở lửa nhỏ cho bánh mỳ nở đều. Cho sữa và nước cam vào, đun lửa nhỏ thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.

Đậu Phụ Với Cà Rốt Và Sữa Ngô Nghiền

Nguyên liệu:

2 thìa cà phê sữa ngô đóng hộp (corn cream), 30g đậu phụ, 10g cà rốt, một chút bột năng, 60ml nước dùng gà, một chút xì dầu (nếu thích)

Cách làm:

Hấp cà rốt chín mềm bằng lò vi sóng. Trong lúc đó thì đun nước dùng gà với sữa ngô và xì dầu ở lửa nhỏ. Cà rốt hấp chín, nghiền nhỏ cũng cho vào nồi sốt đang đun. Thêm chút bột năng cho sốt sánh. Đậu phụ luộc chín, nghiền nhỏ bày ra đĩa, rưới nước sốt cà rốt và sữa ngô lên trên.

Súp Bánh Mỳ Phô Mai

Nguyên liệu:

- 6 lát bánh mỳ gối

- 100ml nước dùng

- 10g phô mai

Cách làm:

Bánh mỳ bỏ phần vỏ cứng, xé nhỏ đun với nước dùng cho mềm và nở trương. Phô mai cắt miếng nhỏ, cho vào đun cùng bánh mỳ ở lửa nhỏ trong 3 phút. Tắt bếp, đảo đều bánh mỳ và phô mai cho quyện với nhau là OK.

Chú ý: Nên chọn loại phô mai ít muối.

Bánh Xốp Đậu Phụ

 

 

Nguyên liệu:

- 20g đậu phụ

- 1/2 lòng đỏ trứng,

- 60ml sữa

- bột khoai tây (potato starch), một chút đường.

Cách làm:

Cho lòng đỏ trứng, sữa và đường vào nồi, quậy tan thành hỗn hợp đồng nhất rồi đun lửa nhỏ cho tới khi hỗn hợp chín, khuấy thấy nặng tay. Cho tiếp bột khoai tây vào cho đặc. Đậu phụ dằm nhuyễn mịn, trộn với hỗn hợp trên rồi làm đông lạnh trong tủ lạnh.

Súp Bánh Mỳ Rau Củ Kiểu Ý

Nguyên liệu:

- 6 lát bánh mỳ gối

- 100ml nước dùng rau củ

- 10g cà chua, 1 tẹo phô mai sợi.

Cách làm:

Bánh mỳ bỏ riềm cứng, xé nhỏ đun với nước dùng tới khi mềm và nở trương. Cà chua hấp chín, bằm nhỏ (có thể dùng tương cà chua cũng được: 1 thìa cà phê), để lên trên bát súp cùn với chút phô mai sợi, thế là xong.

Súp Cà Rốt Với Cá Hồi Và Đậu Cô Ve

Nguyên liệu:

- (10g approx)

- 10g cà rốt, đậu cô ve 20g.

- 20g cá hồi tươi, 80ml nước dùng rau củ

- 1 ít bột năng. ( ¼ muỗng cà phê )

Cách làm:

Cá hồi hấp chín, dằm nhỏ, xào với chút dầu hoặc bơ và hành tây bằm nhỏ cho thơm.. Đậu cô ve luộc chín, cũng nghiền nhuyễn lấy bột, bỏ vỏ. Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn. Cho hỗn hợp đậu cô ve và cà rốt nghiền vào đun với nước dùng trong 2 -3p rồi cho cá hồi vào, cho tiếp bột năng vào tạo độ sánh..

Chúc các mẹ thành công. Hãy đừng quên đồng hành và ủng hộ Thuocthang.com.vn nhé!

Kỳ Duyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Chắc chắn những người làm cha làm mẹ hiện nay đều muốn con của mình diện những trang phục thật “oách”, thật đẹp và thu hút được mọi ánh nhìn của người đối diện phải không nào? Tuy nhiên thì bên cạnh tạo nên một dấu ấn thời trang phong cách cho con thì chúng ta cũng cần quan tâm đến sự an toàn và thoải mái của bé khi vận động và vui chơi. Vậy làm thế nào để đáp ứng được điều này? Hãy cùng Thuocthang.com.vn xem ngay những kinh nghiệm được các “mẹ bỉm sữa” khuyên khi chọn quần áo trẻ em trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh dị ứng xảy ra khi cơ thể trẻ phản ứng lại quá mức khi tiếp xúc với dị nguyên “lạ” qua cơ chế miễn dịch. Bệnh thường gặp hơn ở trẻ có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh lý dị ứng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động thông thường cũng như giấc ngủ của trẻ, một số tình trạng dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được nhận thức đúng và phát hiện sớm.
Bệnh dị ứng xảy ra khi cơ thể trẻ phản ứng lại quá mức khi tiếp xúc với dị nguyên “lạ” qua cơ chế miễn dịch. Bệnh thường gặp hơn ở trẻ có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh lý dị ứng. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động thông thường cũng như giấc ngủ của trẻ, một số tình trạng dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được nhận thức đúng và phát hiện sớm.
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng, và Sữa là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi (khoảng 2-3% trẻ nhỏ). Một số trẻ sau khi lớn vẫn còn mắc phải tình trạng này.Vậy các bậc phụ huỵnh đã biết gì về dị ứng sữa ở trẻ? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng, và Sữa là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi (khoảng 2-3% trẻ nhỏ). Một số trẻ sau khi lớn vẫn còn mắc phải tình trạng này.Vậy các bậc phụ huỵnh đã biết gì về dị ứng sữa ở trẻ? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu nên khả năng bị nhiễm trùng rất cao, nhất là nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhiễm trùng rốn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, tăng tỷ lệ tử vong sau sinh. Vậy phải chăm sóc cuống rốn của bé như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau của Thuocthang.com.vn nhé.
Cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu nên khả năng bị nhiễm trùng rất cao, nhất là nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhiễm trùng rốn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, tăng tỷ lệ tử vong sau sinh. Vậy phải chăm sóc cuống rốn của bé như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau của Thuocthang.com.vn nhé.
Việc lựa chọn những loại đồ ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị của bé luôn là một thách thức. Tương tự như vậy việc lựa chọn đồ uống phù hợp cho bé cũng là một trong những vấn đề làm nhiều mẹ đau đầu. Cần phải biết các loại thức uống tốt và xấu đối với sức khỏe của trẻ em để có được sự cân bằng trong cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của bé.
Việc lựa chọn những loại đồ ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị của bé luôn là một thách thức. Tương tự như vậy việc lựa chọn đồ uống phù hợp cho bé cũng là một trong những vấn đề làm nhiều mẹ đau đầu. Cần phải biết các loại thức uống tốt và xấu đối với sức khỏe của trẻ em để có được sự cân bằng trong cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của bé.
Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, tỷ lệ cận thị ở trẻ em càng ở mức báo động. Vì thế, để chăm sóc sức khỏe đôi mắt “ cửa sổ tâm hồn” của bé ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua ăn uống mẹ cũng nên lưu ý đến các thuốc bổ mắt cho trẻ em. 
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

19/05/2018

Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.

19/05/2018

Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.

19/05/2018

Canh chua cá linh là đặc sản nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, bông so đũa thân cây súng,...

19/05/2018

Lập Thạch là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nền văn hóa, ẩm thực phong phú, đa dạng. Trong đó, cá thính Lập Thạch là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.

Xem nhiều

Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.

Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.

 

Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.

Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.