Các Phương Pháp Điều Trị Viêm Khớp Vai Hiệu Quả Nhất

Mới nhất

Đau khớp bả vai là triệu chứng bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều người. Đau khớp bả vai có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải, thậm chí là cả 2 bên. Bài viết hôm nay Thuocthang.com.vn xin sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về tình trạng đau ở khớp bả vai và những nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Các Phương Pháp Điều Trị Viêm Khớp Vai Hiệu Quả NhấtCác Phương Pháp Điều Trị Viêm Khớp Vai Hiệu Quả Nhất

Vai là bộ phân có phạm vi hoạt động rất rộng và linh hoạt. Khi phần vai bị tổn thương hay gặp vấn đề sẽ dẫn đến giảm khả năng hoạt động và có thể gây đau nhức khó chịu.

Vai được tạo thành từ 3 phần xương chính là xương bả vai, xương cánh tay, xương đòn. Những phần xương này được kết nối với nhau bằng một lớp sụn được gọi là khớp vai. Những phần gân, cơ cũng giúp liên kết 3 xương này lại với nhau và thường sinh ở xương bả vai.

Khớp vai là khớp linh hoạt nhất trong cơ thể. Nó di chuyển vai về phía trước và phía sau. Nó cũng cho phép cánh tay di chuyển theo chuyển động tròn. Do đó, khớp bả vai rất dễ gặp chấn thương dẫn đến các triệu chứng đau nhức khó chịu.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU KHỚP VAI

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do những tác nhân sau đây:

+ Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa đốt sống diễn ra càng nhanh, trong đó các đốt sống cổ phải chịu nhiều áp lực nhất sẽ rất dễ bị bào mòn. Lúc này các đốt sống khô lại, không còn dịch nhầy nên cọ xát với nhau và chèn ép rễ thần kinh gây viêm đau khớp vai, cơn đau càng về đêm càng dữ dội.

+ Thoát vị đĩa đệm cổ: Nghiêm trọng hơn tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chính là thoát vị đĩa đệm cổ, nhân nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm, chảy ra ngoài và chèn ép mạnh lên rễ dây thần kinh. Bệnh gây viêm đau khớp vai âm ỉ rồi dữ dội kèm theo đó là tình trạng tê bì vùng vai gáy lan xuống đến cánh tay, bàn tay.

+ Viêm gân xoay: Các chấn thương, viêm nhiễm tại vòng xoay trên bả vai cũng dễ dàng gây ra đau. Tình trạng viêm này để quá lâu sẽ hạn chế cử động xoay, vặn cánh tay, thậm chí bại liệt.

+ Viêm đau khớp vai do lao xương khớp: Lao xương khớp là bệnh lý hiếm gặp nhưng sự tấn công của các vi khuẩn lao có hại vào xương khớp.

+ Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang, chấn thương do tai nạn,… gây tổn thương khớp vai nhưng không được điều trị dứt điểm.

+ Sinh hoạt không khoa học: Viêm đau khớp vai có thể do làm việc không đúng tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng bằng cổ, ngồi quá lâu một chỗ,…

+ Nguyên nhân bệnh viêm đau khớp vai khác: Thừa cân, lười vận động, stress,… cũng là những yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ gây bệnh.

TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐAU KHỚP VAI ĐIỂN HÌNH

 

 

Khi bị viêm khớp vai, bệnh nhân không chỉ chịu đựng triệu chứng đau nhức âm ỉ mà bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với những dấu hiệu sau đây:

+ Đau nhức tại khớp vai: Cơn đau nhức âm ỉ tại vùng khớp vai thường xuyên xuất hiện, viêm đau khớp vai có thể lan xuống phần lưng trên và lan lên cả vùng cổ. Khi dùng tay ấn vào các điểm như mỏm cùng vai, gân trên vai đều thấy đau dữ dội.

+ Cơ cứng khớp vai: Hiện tượng cơ cứng khớp vai, khó cử động sẽ xuất hiện vào buổi sáng sau khi người bệnh viêm đau khớp vai ngủ dậy. Người bệnh phải mất từ 15 – 30 phút xoa bóp vùng khớp vai thì cử động mới bình thường trở lại.

+ Hạn chế vận động vùng vai: Đau nhức kéo dài sẽ gây hạn chế vận động vùng vai. Các động tác co, duỗi, xoay tay, vùng vai bị hạn chế, cử động khó khăn. Bệnh nhân không thể tự chải đầu, thay áo hoặc giơ tay lên cao được.

+ Nóng rát, sưng đỏ vai: Nếu quan sát kỹ sẽ thấy vùng bị viêm đau khớp vai sưng tấy đỏ, kèm theo là nóng rát, khó chịu, khớp vai tím lại mặc dù không bị tác động trước đó.

+ Tê bì: Đây là triệu chứng khi tình trạng viêm đã nặng, màng dịch hoạt khớp cọ xát với rễ dây thần kinh trên vai gây tê bì râm ran cánh tay, bàn tay.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐAU KHỚP BẢ VAI

Để chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng đau khớp bả vai, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp dưới đây:

  • Tiền Sử Bệnh

Ban đầu bác sĩ sẽ khắm và tìm hiểu về tình trạng bệnh của người bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về tình trạng đau khớp bả vai như:

+ Là đau ở một vai hoặc cả hai?

+ Có phải cơn đau này bắt đầu đột ngột? Nếu vậy, bạn đã làm gì?

+ Có phải cơn đau di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể bạn?

+ Bạn có thể xác định chính xác khu vực đau?

+ Nó có đau khi bạn không di chuyển không?

+ Nó có đau hơn khi bạn di chuyển theo những cách nhất định?

+ Đó là một cơn đau nhói hay đau âm ỉ?

+ Nó có màu đỏ, nóng hoặc sưng?

+ Nó có làm bạn tỉnh táo vào ban đêm không?

+ Điều gì làm cho nó tồi tệ hơn và những gì làm cho nó tốt hơn?

+ Bạn đã phải hạn chế các hoạt động của bạn vì vai của bạn?

  • Kiểm Tra Thể Chất

Bác sĩ sẽ kiểm tra về tình trạng sưng, biến dạng hoặc yếu cơ ở bả vai. Và những biến chứng, triệu chứng đau mà người bệnh có.

  • Xét Nghiệm

 

 

Những phương pháp xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đoán hiệu quả:

+ Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ thấy được những thương tích ở xương, khớp bả vai.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm: Phương pháp này sẽ đưa ra kết quả hình ảnh về các mô mềm, xác định chấn thương dây chằng và gân xung quanh khớp bả vai của bạn.

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: Phương pháp này kết hợp tia X với công nghệ máy tính để đưa ra kết quả hình ảnh chi tiết về xương và khớp ở vùng bả vai.

+ Xét nghiệm điện: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm, chẳng hạn như EMG (điện cơ đồ), để đánh giá chức năng thần kinh.

+ Nội soi: Phương pháp này có thể cho thấy các tổn thương mô mềm không rõ ràng từ kiểm tra thể chất, chụp x-quang và các xét nghiệm khác. Ngoài việc giúp tìm ra nguyên nhân gây đau khớp bả vai, nội soi khớp có thể được sử dụng để khắc phục vấn đề.

CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP BẢ VAI HIỆU QUẢ NHẤT

Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào những nguyên nhân gây đau sẽ có những phương pháp chữa trị khác nhau. Dưới đây là những cách chữa và giảm đau khớp bả vai hiệu quả như:

1. Điều Trị Tại Nhà

Những phương pháp điều trị đau khớp bả vai đơn giản tại nhà bao gồm:

+ Nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau và thường xuyên

+ Tránh các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến khớp bả vai

+ Hạn chế các hành động giơ tay lên cao

+ Chườm lạnh lên vị trí đau trong khoảng thời gian 15-20 phút và 3 lần/ngày

+ Sử dụng những bài tập vật lý trị liệu như massage, châm cứu, xoa bóp

Một số Bài tập hỗ trợ chữa viêm đau khớp vai tại nhà:

+ Tư thế con mèo: Tạo tư thế cái bàn, 2 tay và 2 đầu gối chạm vào thảm tập. Đặt cổ tay dưới vai, cổ tay, khuỷu tay và vai tạo thành một đường thẳng vuông góc với mặt thảm. Để cột sống, cổ, đầu ở vị trí trung lập, mắt hướng xuống sàn. Bệnh nhân viêm đau khớp vai từ từ thở vào, cuộn lưng về phía trần nhà, đầu gối không di chuyển. Sau đó cúi đầu, mắt nhìn về rốn. Thở ra, trở về tư thế ban đầu.

 

 

+ Tư thế xỏ kim: Bệnh nhân cũng bắt đầu bằng tư thế cái bàn, đặt tay phải dưới thân, lòng bàn tay trái ngửa lên. Thở ra đồng thời luồn bàn tay phải sâu hơn về phía thân người. Người bị viêm đau khớp vai giương cánh tay qua khỏi hông trái, luồn vào giữa tay trái cùng đầu gối trái. Sau đó hạ vai phải và tai phải xuống sàn. Giữ cho tay trái thoải mái đồng thời đặt tay phải và bàn tay xuống sàn. Để nguyên tư thế khoảng 30 giây.

2. Điều Trị Bằng Thuốc Tây

+ Thuốc giảm đau: Sử dụng đơn lẻ thuốc giảm đau liều nhẹ Paracetamol, Acetaminophen,… hoặc kết hợp cùng Codein giúp tình trạng viêm đau khớp vai giảm ngay tức thì chỉ sau 30 phút dùng thuốc, tác dụng giảm đau kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ.

+ Thuốc kháng viêm: Thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm khớp vai nặng hơn, kiểm soát tối đa tình trạng viêm nhiếm. Một số loại thuốc kháng viêm hỗ trợ chữa viêm đau khớp vai thường được áp dụng là Meloxicam, Diclofenac,… hoặc tiêm Corticoid khi bệnh nặng dần.

+ Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc giãn cơ sẽ tác động giảm co thắt cơ vai, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Bệnh nhân viêm đau khớp vai có thể dùng thuốc giãn cơ Myonal, Diazepam,…

+ Vitamin nhóm B: Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm nhiễm khớp vai.

3. Phẫu Thuật

Phẫu thuật có thể được yêu cầu để giải quyết một số vấn đề về vai. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân bị đau khớp bả vai sẽ đáp ứng với các phương pháp điều trị đơn giản như thay đổi hoạt động, nghỉ ngơi, tập thể dục và dùng thuốc.

Một số loại vấn đề về vai, chẳng hạn như trật khớp định kỳ và một số vết rách vòng quay, có thể không được hưởng lợi từ việc tập thể dục. Trong những trường hợp này, phẫu thuật có thể được đề nghị khá sớm.

Phẫu thuật có thể liên quan đến nội soi khớp để loại bỏ mô sẹo hoặc sửa chữa các mô bị rách, hoặc các thủ tục mở truyền thống để tái tạo lớn hơn hoặc thay thế vai.

4. Chữa Viêm Đau Khớp Vai Bằng Thuốc Nam

+ Lá bắp cải: Bệnh nhân chỉ cần lấy khoảng 3 – 4 lá bắp cải già, rửa sạch, dùng chai thủy tinh lăn trên lá đến khi lá dập nát ra thì cho vào lò vi sóng quay nóng. Sau đó đắp trực tiếp lá bắp cải này lên vùng vai bị đau nhức khoảng 15 phút. Sử dụng bài thuốc chữa viêm đau khớp vai này khoảng 15 ngày sẽ thấy cơn đau vai giảm dần, cử động linh hoạt hơn.

+ Ngải cứu: Dùng khoảng 500g ngải cứu rửa sạch, giã nát và sao nóng cùng muối hột rồi đắp lên vùng viêm đau vai gáy. Kiên trì thực hiện bài thuốc đắp này khoảng 1 tháng sẽ nhận được kết quả bất ngờ.

+ Hạt gấc: Người bệnh viêm đau khớp vai lấy toàn bộ hạt gấc của 1 quả gấc, đem bóc lớp màng đen bên ngoài và nướng hạt gấc lên. Sau đó cho toàn bộ hạt gấc đã nướng vào ngâm cùng rượu, hạ thổ 1 tháng. Mỗi ngày dùng 1 chén rượu gấc xoa bóp vùng vai gáy tổn thương để đẩy lùi đau nhức.

CÁCH PHÒNG NGỪA ĐAU KHỚP BẢ VAI

Người bệnh có thể tập những bài tập vai đơn giản có thể giúp kéo dài và tăng cường cơ bắp, gân và cơ.

Nếu bạn gặp vấn đề trước đó với vai, hãy sử dụng nước đá trong 15 phút sau khi tập thể dục để ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.

Sau cơn đau do viêm khớp hoặc viêm gân, thực hiện các bài tập vận động đơn giản mỗi ngày có thể giúp bạn không bị lạnh vai.

Nguyễn Ngọc

Tin liên quan
Bệnh viêm cột sống dính khớp (AS) là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đồng thời hạn chế khả năng vận động. Tập vật lý trị liệu là một trong những biện pháp điều trị viêm cột sống dính khớp mà bạn nên biết.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Theo giáo viên Yoga, các bài tập Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách điều trị bệnh bằng phương pháp tự nhiên hiệu quả. Khi áp dụng các bài tập Yoga phù hợp, nó sẽ hỗ trợ bạn giảm đau nhức cổ gáy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt và đồng thời giúp cải thiện vóc dáng đẹp hơn.
Trước một vụ tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... việc cứu giúp nạn nhân là vô cùng cần thiết và phải được tiến hành khẩn trương. Nhưng đôi khi, trong lúc vội vã, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng, những động tác cứu giúp không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương cho bệnh nhân, đặc biệt là chấn thương cột sống. 
Căng cơ là tình trạng xảy ra khi các thớ cơ bị căng giãn hơn mức bình thường và vượt quá mức giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp ở cổ, thắt lưng, tay và chân, đặc biệt là đối với người tập thể thao.
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh phải sống chung với sự đau đớn, khó chịu và tự ti. Thay vì chủ quan, chậm trễ thăm khám khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Các bạn nên chủ động thăm khám, điều trị để sớm khắc phục. Thuốc trị đau nhức xương khớp là giải pháp đơn giản, hữu ích nhất mà các bạn có thể lựa chọn.
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được những thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà ất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Những vẫn đề về đôi chân luôn là nỗi lo cho các mẹ khi sinh con, có thể chân lành lặn không bị sao, đi lại được nhưng thật đau lòng khi con mình có những bước đi khác người, không giống như bao trẻ khác, nói chính xác hơn là tật chân bị vòng kiềng từ xưa tới nay rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế mà rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho tương lai của con mình với một đôi chân đi vòng kiềng thế kia
Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Tỉ lệ Thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp.
Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.