Các Dấu Hiệu Bất Thường Của Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.

 

Các Dấu Hiệu Bất Thường Của Trẻ Sau Khi Tiêm PhòngCác Dấu Hiệu Bất Thường Của Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng

Vì Vậy các bậc phụ huynh hãy nắm chắc những thông tin trong bài viết dưới đây để biết sau tiêm phòng cho trẻ cần theo dõi trong thời gian bao lâu, các biểu hiện như thế nào là bình thường có thể tự khỏi và như thế nào là nguy hiểm cần đưa con đi cấp cứu ngay.

Theo dõi sau tiêm chủng bao lâu

+ Theo khuyến cáo, sau tiêm chủng cần ở lại cơ sở y tế nơi tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi diễn biến và kịp thời xử lý những bất thường xảy ra.

+ Khi về nhà cần chú ý theo dõi trẻ ít nhất 24 tiếng sau tiêm.

Sau Tiêm Chủng Cần Theo Dõi Những Gì ?

Sau tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện sau: tinh thần của trẻ tỉnh táo vui chơi hay mệt mỏi; ăn có được không; bú mẹ nhiều hay ít hơn bình thường; uống; ngủ ngon hay ngủ li bì, quấy khóc; thở gấp hay không; nhiệt độ là vấn đề rất quan trọng; phát ban trên da; phản ứng tại vị trí tiêm; vấn đề đại, tiểu tiện, phân; các bất thường khác về sức khỏe,…

Phản ứng của trẻ sau tiêm chủng được chia làm 2 mức độ, đó là mức độ phản ứng thông thường có thể tự khỏi và mức độ phản ứng bất thường sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ hoặc để lại di chứng về sau.

Những Dấu Hiệu Bình Thường Của Trẻ Sau Tiêm Phòng

Sốt nhẹ (dưới 38, 5 độ C): Sốt sau tiêm phòng là phản ứng khá hay gặp, nếu trẻ sốt nhẹ, mẹ tiếp tục cho con uống nhiều nước, ăn uống bình thường và dùng thuốc hạ sốt đúng liều khi thân nhiệt trên 38 độ C. Việc theo dõi sát thân nhiệt của trẻ sau tiêm chủng là rất quan trọng. Tìm mua máy đo nhiệt độ điện tử tiện dùng cho trẻ em ở đây.

 

 

Vị trí tiêm đỏ hoặc sưng nhẹ.

Trẻ giảm phản xạ, choáng có thể xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm phòng.

Một vài trường hợp trẻ có thể xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu (nguyên nhân do giảm tiểu cầu) thì tiên lượng thông thường là nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, để đánh giá đúng nguyên nhân, ở trường hợp này mẹ vẫn nên đưa con tới gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Các Dấu Hiệu Bất Thường Của Trẻ Sau Tiêm Chủng Cần Đưa Đi Cấp Cứu Ngay

  • Cần đưa NGAY trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu nặng, bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao (>39°C), co giật, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, phát ban, các biểu hiện bất thường khác về sức khỏe…
  • Nếu các phản ứng thông thường (đã nêu ở trên) kéo dài quá một ngày cũng có thể là dấu hiệu bất thường cần có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Ngay sau khi tiêm trẻ có thể khóc do đau, nhưng nếu trẻ khóc sau tiêm một thời gian và kéo dài dai dẳng 3 tiếng là dấu hiệu bất thường, phụ huynh không nên chủ quan dù chưa có biểu hiện gì rõ ràng.
  • Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm phòng ở trẻ: Đây là diễn biến nguy hiểm, thường xảy ra rất nhanh sau khi tiếp xúc với kháng nguyên lạ, thậm chí ngay trong khi đang tiêm. Trẻ xuất hiện ban đỏ, mẩn ngứa, vật vã, kích thích, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy, khó thở, tím tái. Trẻ có thể co giật, kích thích, giãy giụa hoặc hôn mê, li bì. Điều cần làm là dừng ngay việc tiêm vắc xin (nếu đang tiêm) và thực hiện cấp cứu sốc phản vệ theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.
  • Biểu hiện dị ứng nặng sau tiêm chủng: Dị ứng với thuốc có thể tùy mức độ, nhưng nếu là trường hợp quá mẫn cấp tính thì diễn biến sẽ rất nhanh, nếu phát hiện bất kì biểu hiện dị ứng nào như nổi mẩn đỏ, phát ban, hay phù môi, phù mặt bố mẹ cần đưa con ngay tới cơ sở y tế để đảm bảo an toàn, trẻ được xử trí kịp thời đề phòng biến chứng nguy kịch. Ở trường hợp nặng, trẻ khó thở, thở khò khè do phù nề thanh quản, đường thở bị hẹp và cần được hỗ trợ thở oxy, xử trí cấp cứu.
  • Trẻ co giật sau tiêm phòng: Trẻ có thể có cơn co giật ngắn hay dài, thường là co giật toàn thân. Dù cơn co giật của trẻ đã hết và chưa phát hiện bất thường xảy ra nhưng bố mẹ cũng cần cho con tới gặp bác sĩ ngay. Phụ huynh cũng cần đề ý cơn co giật của bé về thời gian, tính chất để mô tả lại cho bác sĩ nắm được tình hình. Trẻ cần được xử trí đảm bảo thông thoáng đường thở, thuốc chống co giật và điều trị theo nguyên nhân.
  • Áp xe ở vị trí tiêm: Nếu bố mẹ thấy vị trí tiêm của trẻ có chảy dịch ra, hoặc sưng lên và sờ cảm giác mềm như chứa dịch mủ bên trong thì cũng cần đưa bé tới cơ sở y tế ngay.

Nói chung, khi bố mẹ thấy có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ nguy hiểm sau tiêm chủng cũng nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ, vì nhiều trường hợp diễn biến rất nhanh, cấp cứu không kịp thời gây nguy hại tính mạng của trẻ.

Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Phản Ứng Bất Thường Sau Tiêm Phòng Cho Trẻ Em

 

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các phản ứng bất thường ở trẻ sau tiêm phòng, có thể là khách quan, chủ quan:

  • Nguyên nhân do vắc xin: Phản ứng ở đây xảy ra do các đặc tính vốn có của vắc xin hoặc do vắc xin không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
  • Do trùng hợp ngẫu nhiên: Trẻ gặp các phản ứng bất thường sau khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân thực tế không phải do đợt tiêm chủng này mà do trùng sự hợp ngẫu nhiên từ một bệnh lý có sẵn trước đó hay nguyên nhân khác.
  • Do tâm lý lo sợ của phụ huynh hay trẻ tiêm vắc xin: Đây hoàn toàn là do tâm lý, có thể biểu hiện bình thường nhưng do tâm lý lo sợ nên bị hiểu nhầm, hiểu sai.
  • Do sai sót trong khi thực hiện tiêm chủng: Tiêm chủng là quy trình với từng bước cần được thực hiện chính xác, đảm bảo. Từ chuẩn bị tới pha chế, bảo quản, kĩ thuật tiêm, vị trí tiêm,… Khi một bước trong đó xảy ra sai sót có thể dẫn tới các phản ứng bất thường.
  • Không xác định được nguyên nhân.

Dù nguyên nhân là gì thì phụ huynh cũng cần bình tĩnh, việc quan trọng đầu tiên là xử lý bất thường ở trẻ tránh nguy hiểm. Sau đó cần tìm hiểu để làm rõ, làm đúng nguyên nhân.

Lưu Ý Quan Trọng Khi Cho Con Đi Tiêm Phòng

+ Khi đưa con đi tiêm phòng, mẹ cần nói rõ với bác sĩ về tiền sử bệnh của con, các bệnh đã mắc trước đây, bệnh hiện nay, trẻ có đang phải điều trị bệnh gì hay dùng thuốc gì không.

+ Trẻ có bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc tác nhân đặc biệt nào không

+ Các lần tiêm vắc xin trước của trẻ thế nào, đã tiêm những gì, tiêm khi nào, phản ứng sau đó ra sao, có gì bất thường không .

+ Theo dõi các dấu hiệu của trẻ sau tiêm theo hướng dẫn.

+ Đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Testosterone chính là hormone của sự nam tính ở đàn ông. Thiếu hụt hay suy giảm testosterone là nguyên nhân gây nên hàng loạt những triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng. Hãy cùng Thuocthang.com.vn điểm lại những dấu hiệu nhận biết suy giảm testosterone ở nam giới trong bài viết dưới đây để nhận diện ngay và có phương pháp điều trị kịp thời nhé !
Phình mạch máu não là tình trạng mạch máu não phình lên bất thường, có thể có nguy cơ gây ra vỡ mạch. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh phình mạch não sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Kháng thể là một thành phần vô cùng quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Vậy chúng bao gồm những loại gì và có vai trò cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc nắm rõ.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.
Thận đa nang hay còn gọi bệnh thận nang là loại bệnh lý di truyền chủ yếu do tình trạng rối loạn gen gây ra. Bệnh có thể kết hợp đa nang ở gan và biến chứng dẫn đến suy thận nghiêm trọng. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện nay.
Mất nước là một trong những “kẻ thù” thầm lặng của sức khỏe. Chúng ta cần nước để duy trì các chức năng của cơ thể nhưng nhiều người không nhận biết được mình đang bị mất nước. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vậy mất nước nguy hiểm như thế nào, các biểu hiện khác ra sao… Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về tình trạng thường gặp này.
Mất nước là một trong những “kẻ thù” thầm lặng của sức khỏe. Chúng ta cần nước để duy trì các chức năng của cơ thể nhưng nhiều người không nhận biết được mình đang bị mất nước. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vậy mất nước nguy hiểm như thế nào, các biểu hiện khác ra sao… Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về tình trạng thường gặp này.
Sinh thiết khối u phổi xuyên thành là kỹ thuật sử dụng kim sinh thiết để lấy mẫu ở phổi nhằm chẩn đoán tính lành hay ác tính của khối u phổi. Vậy sinh thiết khối u phổi xuyên thành có nguy hiểm không? Và được tiến hành như thế nào? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé !
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Não úng thủy Não úng thủy (tên tiếng Anh là Hydrocephalus) được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương,là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
19/05/2018

Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.

19/05/2018
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus Rota. Để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả thì hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phòng bệnh bằng vắc-xin ngừa rotavirus. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ có thể bị phản ứng sau khi uống rotavirus và một số tác dụng phụ không mong muốn.
19/05/2018

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.

Bám sát lịch Tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế giới đã phát minh thành công các loại vắc xin phòng ngừa gần 30 bệnh truyền nhiễm.

 

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.

Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.